Lễ Chúa Hiển Linh – Năm C
THIÊN CHÚA TỎ MÌNH RA CHO NHÂN LOẠI
Lm Giuse Đinh lập Liễm
***
Lễ hôm nay là lễ “Hiển linh” mà ngày xưa gọi là Lễ Ba Vua. “Hiển linh” là biểu lộ thần tính. Điều mà Giáo hội kính nhớ và vui mừng cử hành là việc Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến và tỏ mình ra cho nhân loại.
Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia tiên báo là ánh sáng của Thiên Chúa sẽ xuất hiện trên Israel và các dân tộc sẽ hướng về ánh sáng ấy mà cất bước. Lời sấm ấy đã được ứng nghiệm, vì Con Thiên Chúa đã giáng thế, sinh ra tại Bêlem, các đạo sĩ đã đại diện cho các dân ngoại mà tìm đến và thờ lạy Ngài.
Bài Tin mừng kể lại cho chúng ta sự kiện các đạo sĩ Đông phương tới Bêlem để tìm kiếm và thờ lạy Chúa Cứu thế. Thánh Matthêu nêu ra cho chúng ta những thái độ khác nhau của từng hạng người trước việc Chúa Cứu thế tỏ mình ra : kẻ chấp nhận, người từ chối. Việc Chứa Cứu thế tỏ mình ra cho các đạo sĩ nói lên lòng thương yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với dân ngoại.
Chúng ta cũng là dân ngoại đã được Thiên Chúa tỏ mình ra, nhưng vẫn còn phải tiếp tục tìm gặp Ngài qua Thánh Kinh, qua Giáo hội và qua các biến cố trong đời sống thường ngày. Để đáp lại tình thương ấy, chúng ta phải cố gắng trở thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời (bài đọc 2) để soi dẫn cho những ai chưa biết Chúa tìm đến gặp Ngài, qua cuộc sống tràn đầy tình thương và phục vụ của chúng ta trong thế giới hôm nay.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Is 60,1-6.
Mặc dầu phải sống cơ cực trong cảnh lưu đầy, bị kẻ thù áp bức, tương lai đen tối mù mịt, niềm hy vọng được giải thoát đã mờ nhạt dần, tiên tri Isaia lại có một giấc mộng rất lạc quan, theo đó, dân Chúa sẽ được trở về quê hương trong tiếng ca vui, mọi người nô nức góp sức trùng tu lại đền thờ Giêrusalem. Lúc đó đền thờ lại được rạng rỡ, sẽ trở thành ánh sáng thu hút muôn dân vì được ánh hào quang của Thiên Chúa chiếu tỏa trên đó, và mọi người sẽ qui tụ về thành ánh sáng ấy cùng với vàng bạc, đá quí, đồng thời loan truyền lời ca tụng Thiên Chúa.
Trong thực tế, dân Chúa đã được giải thoát, trở về quê hương, xây dựng lại đền thờ, nhưng giấc mơ của tiên tri Isaia chỉ được thực hiện trọn vẹn trong Đức Giêsu, là ánh sáng của trần gian. Giấc mơ của tiên tri Isaia còn hướng về thời cánh chung, khi mọi sự được hoàn tất. Và như thế, tác giả sách Khải huyền có lý khi mượn lại những lời tiên tri hôm nay để nói về Giêrusalem trên trời (x. Kh 21,9-27).
+ Bài đọc 2 : Ep 3,2-3a.5-6.
Dân Do thái luôn hãnh diện là dân riêng của Thiên Chúa, dân riêng của Lời hứa. Họ tin rằng ơn cứu thoát chỉ được dành riêng cho họ, còn dân ngoại thì bị đẩy ra ngoài. Nhưng thánh Phaolô, cũng là người Do thái, không nghĩ nghư vậy ! Theo ngài, Thiên Chúa đã mạc khải cho ngài biết : Ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ mọi người, không dành riêng cho ai. Ngày nay Thiên Chúa đã dùng Thần Khí mà mạc khải cho các thánh Tông đồ và các tiên tri mầu nhiệm Đức Kitô, đó là : trong Đức Giêsu Kitô và nhờ Tin mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ lời Thiên Chúa hứa.
+ Bài Tin mừng : Mt 2,1-12.
Các đạo sĩ Đông phương, là những nhà chiêm tinh, thấy một ngôi sao lạ xuất hiện và với sự soi sáng của ơn trên, các vị biết có Đấng Cứu thế đã ra đời, và các vị đã lên đường triều bái Chúa Hài nhi.
Có người cho rằng đây không phải là ngôi sao lạ mà chỉ là ngôi sao chổi tình cờ xuất hiện và có sự trùng hợp thôi. Nhưng nếu không lạ thì làm sao, trước khi Giáng sinh, tiên tri Mikea đã viết trong Cựu ước :”Hỡi Belem Eprata, ngươi nhỏ nhất trong Giuđa, song từ nơi ngươi sẽ sinh ra Đấng cai trị trong Israel”(Mk 5,1). Các thầy tư tế được vua Hêrôđê triệu tập đến sau khi các đạo sĩ tới, cũng xác nhận như thế (Mt 2,4-6) mà các đạo sĩ đã thấy NGÔI SAO của Chúa bên phương Đông, nên đến thờ lậy (Mt 2,2).
Nếu tiên tri Mikea không được Thiên Chúa mạc khải làm sao ông ấy biết và nói trước đúng thời gian và địa điểm ? Nếu đó chỉ là “ngôi sao chổi” tự nhiên, thì tại sao nó lại hướng dẫn được các đạo sĩ từ phương Đông xa xăm đến tận nước Do thái. Tại sao khi nó hướng dẫn các đạo sĩ đến Giêrusalem thì nó lại “biến” mất ? Tại sao nó lại tái xuất hiện và “đi trước mặt cho đến ngay chỗ con trẻ sinh ra mới dừng lại” ? Nếu là sự trùng hợp thì tại sao sự trùng hợp ấy lại được các đạo sĩ phương Đông biết trước mà đi tìm Chúa Cứu thế ? Vì vậy, phải gọi là “Aùnh sao Belem”.
Vì thế, qua ánh sao lạ, Chúa Hài nhi đã tỏ mình ra cho đại diện lương dân, đang khi các nhà trí thức Do thái ở Giêrusalem tuy thông thạo Thánh kinh nhưng đã không nhận ra Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Lễ của ánh sáng và quà tặng
I. HIỂN LINH VÀ NGÔI SAO LẠ.
1. Ý nghĩa ngôi sao lạ.
Theo quan niệm của người Đông phương. Sự xuất hiện của một vì sao trên trời có quan hệ đến một nhân vật dưới trần, nhất là các vị đế vương, người ta vẫn gọi đó là ngôi sao chiếu mạng. Các nhà chiêm tinh Đông phương đều tin như vậy, vì thế nảy sinh hẳn một môn chiêm tinh học với các khoa tử vi.
Hôm nay Giáo hội kể lại biến cố ba nhà thông thái đến triều bái Chúa Hài nhi . Magi có nghĩa là những nhà khoa học kinh nghiệm (Nature Scientist), họ là những chiêm tinh gia và những nhà thiên văn. Họ đến từ phương Đông, dĩ nhiên họ không phải là người Do thái. Và chỉ hỏi có hai câu : Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lậy Người.
Có nhiều người cho rằng có lẽ các khoa học gia này đã nhìn thấy sao chổi và đi theo. Nhưng năm 1603, nhà toán kiêm thiên văn Johannes Képler giải thích theo tài liệu cho thấy vào năm Chúa Giáng sinh có một hiện tượng bất bình thường xẩy ra giữa các vì sao. Ôâng nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng : bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng quay sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.
Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ dẫn đường cho các đạo sĩ tìm ra Chúa Hài nhi ? Nhưng điểm muốn nhấn mạnh ở đây, là tại sao các nhà thông thái biết chắc chắn là vua Do thái đã sinh ra. (Chúng ta biết rằng các nhà khoa học không bao giờ hấp tấp kết luận một cách hồ đồ). Phải chăng các ngài đã được Thiên Chúa mạc khải ? Đúng thế ! Ngôi sao trên bầu trời Belem đã dẫn các đạo sĩ Đông phương trải qua một cuộc lữ hành xa lạ, đầy khó khăn nguy hiểm đã đem các ông đến nơi Con Trẻ mà các ông muốn tìm kiếm. Chính ngôi sao đã bảo tồn cho họ niềm hy vọng, ước nguyện, đức tin mà Thiên Chúa đã mạc khải cho. Cũng chính ngôi sao đã cho họ thấy Con Trẻ cũng là Vua của họ để họ chuẩn bị lễ vật triều kính Ngài.
- Ý nghĩa ngày lễ.
Như vậy, lễ Hiển linh là một ngày lễ cách mạng. Đức Kitô được mạc khải như là Đấng Cứu độ, không phải là của một nhóm người được chọn, nhưng của tất cả mọi dân tộc. Đức Giêsu đã bẻ gẫy rào cản lớn tồn tại giữa dân Do thái và dân ngoại. Trên thực tế, sứ điệp của Đức Giêsu, người Anh Cả của toàn thể vũ trụ, đã vượt qua tất cả những rào cản của bộ tộc, họ hàng. Lễ Hiển linh là một ngày lễ đẹp, bởi vì ngày lễ này đưa mọi người lại với nhau.”Bấy giờ, tất cả mọi người đều được chia sẻ cũng một quyền thừa kế, họ trở nên một phần của cùng một thân thể”.
II. HIỂN LINH VÀ ÁNH SÁNG.
1. Đức Giêsu và ánh sáng.
Trong bài khởi đầu sách Tin mừng thứ tư, thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu là ánh sáng:”Ở nơi Người vẫn có sự sống và sự sống là sự sáng của nhân loại, sự sáng chiếu soi trong u tối và u tối đã không tiếp nhận sự sáng”(Ga 1,4). Và sau này chính Đức Giêsu cũng xác định điều đó. Cho nên, cần phải có sự hiện diện của Chúa ở trần gian để trần gian biết đường đi và khỏi bị vấp ngã.
Trong ấn bản trên mạng của tuần báo Newsweek vào ngày 5 tháng 12 năm 2004, sau một cuộc thăm dò các độc giả về niềm tin vào Chúa Giêsu. Khi được hỏi là liệu thế giới ngày nay sẽ trở nên tốt lành hay xấu xa hơn nếu như không hề có Chúa Giêsu, thì
– 61% trả lời rằng : thế giới hôm nay sẽ xấu xa và tan tác hơn nếu như không có Chúa Giêsu.
– 47% nói rằng : sẽ có nhiều cuộc chiến tương tàn hơn, nếu như Chúa Giêsu không tồn tại nơi thế giới này. (16 % thì nói ngược lại, và 26% thì cho rằng thế giới cũng giống như vậy nếu có hay không có Chúa Giêsu).
– 63% nói rằng sẽ có ít lòng nhân ái hơn, và 58% thì cho rằng sẽ có ít lòng khoan dung hơn nếu như không có Chúa Giêsu. 59% thì cho biết hạnh phúc cá nhân sẽ bị mất đi và 38% tin rằng sẽ có nhiều sự chia rẽ về tôn giáo nếu như thế giới này không có Chúa Giêsu.
(Báo Công giáo và dân tộc, số 1487-1488, tr 53).
- Chúng ta và ánh sáng thế gian.
Những người theo Chúa thì được Chúa soi sáng, cho nên cũng phải là ánh sáng mặc dù chỉ là ánh sáng phản chiếu:”Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14) Và nếu đã là ánh sáng thì phải tỏa ra như Chúa dạy:”Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,1516).
Aùnh sáng của ngọn đèn chúng ta chỉ leo lét, yếu ớt, nhưng cũng làm nên một đốm sáng trong đêm tối và nếu như đốm sáng chiếu soi thì có thể làm cho bầu trời tối tăm trở nên sáng rực. Cuộc sống gương mẫu của chúng ta chỉ rất nhỏ, rất mờ nhạt trong cộng đoàn, nhưng nó cũng làm cho cộng đoàn trở nên chứng tá lớn cho xã hội chưa nhận biết Chúa.
Truyện : Ánh sáng ở vận động trường.
Một bữa nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước 100.000 người tại sân vận động Los Angeles bên Hoa kỳ. Đang diễn thuyết bỗng ông dừng lại và ønói:”Bây giờ xin các bạn đừng sợ ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dầy đặc. Ôâng John Keller nói tiếp:”Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên : Đã thấy”. Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên : “Đã thấy”.
Sau khi đèn được bật sáng lên, ông John Keller giải thích :”Aùnh sáng của một hành động nhân ái dù bé nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tối tăm của nhân loại y như vậy”.
Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh :”Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên”. Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.
Ông Keller kết luận:”Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”(Lẽ sống, 143)
Các đạo sĩ phương Đông đã nhờ ngôi sao lạ của “Vua dân Do thái sinh ra” tức Hài Nhi Giêsu, mà đến được Be lem và gặp được Hài nhi Giêsu cùng Mẹ Người là Bà Maria. Cũng thế, 86 triệu người Việât nam nói riêng và hàng trăm triệu người châu Á nói chung sẽ chỉ nhận ra Đức Giêsu là Cứu Chúa nếu mỗi người công giáo Việt nam là một SAO dẫn đường chỉ lối cho họ.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã hơn một lần nhắc nhở chúng ta là con người thời nay trông chờ (và tin tưởng) các chứng nhân hơn là các thầy dạy, vì có nhiều thầy dạy lại dạy một đàng mà sống một nẻo, thậm chí sống ngược lại những điều họ giảng dạy, chẳng khác gì các Biệt phái và Pharisêu thời Chúa Giêsu. Trong cụ thể, chỉ khi người Kitô hữu sống tinh thần Bát phúc, sống yêu thương, trách nhiệm, công bình, thanh liêm, hy sinh, phục vụ tha nhân và ích chung thì mới thành SAO trên bầu trời và trong cộng đồng con người được.
- Mỗi người là một ánh sao.
Thánh Gioan tông đồ nói:”Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Aùnh sáng chiếu soi trong bóng tối nhưng bóng tối không chấp nhận ánh sáng”(Ga 1,4-5). Nếu thế gian không chấp nhận Chúa Giêsu là ánh sáng thì thế gian vẫn ở trong bóng tối. Chúng ta phải làm sao cho thế gian nhận được Chúa Giêsu thì chúng ta phải soi sáng cho họ. Vì thế, trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô tông đồ đã khuyên:”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Tại sao chúng ta, các Kitô hữu là những ngôi sao ? Thánh Phaolô tông đồ giải thích:”Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trongchúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác hơn, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,8). Cho nên cách sống yêu thương của chúng ta làm cho người khác nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời đêm tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy (Carolô).
Trong đời sống xã hội hôm nay có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, đủ mọi lãnh vực, ví dụ ngôi sao nhạc rock, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao bóng đá, thôi thì loạn cào cào với các vì sao ! Có những người chưa xứng đáng là “sao” mà cũng tự nhận mình là sao, thậm chí có những người vênh váo tự phong mình là “siêu sao” !
Trong phạm vi tôn giáo, ta thấy có những Kitô hữu âm thầm sống bác ái yêu thương, chiếu tỏa nhân đức cho những người chung quanh, nhưng chỉ dám nhận mình là tôi tớ vô dụng, chỉ làm theo nhiệm vụ của mình. Thời nay, chân phước Têrêsa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao la cũng là vì sao chiếu sáng trên vòm trời thế kỷ 20.
Là Kitô hữu, chúng ta phải là những vì sao lấp lánh trên vòm trời. Chúng ta có thể trở thành SAO MAI được chăng ? Sao mai chính là Kim tinh ở cách xa mặt trời 108 triệu cây số. Kim tinh tương đối gần mặt trời (nó xoay quanh mặt trời trong vòng 224,7 ngày) vì thế nó sáng hơn. Ta thấy nó mọc trước khi mặt trời mọc và lặn sau khi mặt trời lặn. Người xưa đã có thời lầm, cho đó là hai ngôi sao khác biệt : sao mai và sao hôm.
Ánh sáng của SAO NAI (Kim tinh) thật là rực rỡ, làm cho người ta liên tưởng đến những gì đẹp đẽ mỹ miều nhất:”Đẹp như ánh sao mai”. Đó là câu chúng ta vẫn thường nói. Và đặc biệt, Kim tinh, Ngôi sao mai đã được dùng để chỉ Đức trinh nữ Maria : Stella matutina (Đức Bà như Ngôi Sao mai sáng vậy). Nhiều bài ca kính Đức Mẹ đã hoan hô Ngài bằng danh từ ấy : Bà là ai như hào quang Thiên Chúa, như mùa xuân không úa, như vì SAO MAI rạng, như chính cửa thiên đàng (Hoàng Diệp).
Sang thế kỷ 21 này, Thiên Chúa vẫn còn muốn Hiển linh, nghĩa là muốn tỏ mình ra cho nhân loại thế kỷ này. Chúa vẫn cần những ngôi sao lạ chiếu sáng trên vòm trời thế hệ này. Những ngôi sao ấy là chính chúng ta.
III. HIỂN LINH VÀ QUÀ TẶNG.
Những nỗ lực của các đạo sĩ không bị từ chối. Thánh Matthêu cho biết sau khi rời khỏi Giêrusalem thì bấy giờ “ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại”. Và sau khi đã gặp thấy Hài Nhi và thân mẫu là Maria, “họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến”(Mt 2,11).
Các Giáo phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài nhi theo nghĩa tượng trưng : Vàng chỉ Hài nhi là Vua; nhũ hương chỉ thần tính, và mộc dược chỉ nhân tính. Có người lại giải thích ý nghĩa ba lễ vật đó như sau : Vàng ám chỉ đức tin, thể hiện qua thái độ phục bái suy tôn, nhũ hương ám chỉ đức cậy, thể hiện qua tâm tình cầu nguyện sốt sắng; mộc dược ám chỉ đức mến, thể hiện qua những hy sinh khiêm nhường phục vụ tha nhân.
Truyện : Món quà của Artaban.
Henry van Dyke có thuật lại câu chuyện, nhan đề The Other Wise Man (còn một nhà đạo sĩ khác nữa), kề về nhân vật thứ tư là người đáng lẽ đã cùng ba nhà đạo sĩ kia đi tìm vị vua vừa sinh ra. Nhân vật này tên là Artaban. Trong lúc chuẩn bị lên đường, Artaban mang theo một túi đựng đá quí để dâng tặng Aáu Vương. Thế nhưng trên đường đến gặp ba vị thông thái kia để cùng đi, Artaban lại dừng chân để giúp một người nghèo khổ và thế là ông ta bỏ mất cơ hội theo kịp các vị kia. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục kiên trì dừng lại giúp đỡ những ai gặp khốn khó. Cuối cùng ông cho đi tất cả số đá quí của mình. Kết cuộc Artaban đã trở nên già nua và nghèo khổ. Và ông chẳng bao giờ thực hiện được giấc mơ gặp được vị vua các vua để đặt túi đá quí của ông dưới chân Ngài.
Câu chuyện The Other Wise Man có thể kết thúc ở đây, nhưng nếu chỉ có thế thì đây quả là một câu chuyện đáng buồn vì nó kể chuyện một người chưa thực hiện được giấc mộng lớn của đời mình. Nhưng may thay, câu chuyện đã không kết thúc ở đây. Một ngày kia Artaban đang ở trong thành Giêrusalem, cả thành phố đầy xôn xao, náo nhiệt vì nhà cầm quyền sắp sửa hành hình một tội nhân. Khi Artaban nhìn thấy tội nhân, trái tim ông đập lên thình thịch. Linh tính cho ông biết đây chính là Vua các vì vua mà ông đã suốt đời tìm kiếm. Nhìn cảnh tượng trước mắt , Artaban cảm thấy trái tim như tan vỡ ra, nhất là vì ông chẳng có thể làm được gì để giúp đỡ vị vua ấy. Thế nhưng thật kỳ diệu thay khi Artaban nghe tiếng vị vua ấy nói cùng ông:”Này Artaban, đừng buồn khổ nữa. Suốt đời ông đã từng giúp đỡ ta. Khi ta đói ông đã cho ta ăn, ta khát, ông đã cho ta uống, ta trần trụi ông đã mặc áo cho, ta là khách lạ, ông đã đón ta vào nhà” (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm C, tr 50-51).
Như thế, lễ Hiển linh nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều có một món quà để dâng tặng cho vị Vua trên các Vua. Và câu chuyện “Còn một nhà đạo sĩ khác nữa” nhắc chúng ta nhớ rằng món quà của chúng ta còn quí giá hơn những món quà của các đạo sĩ, bởi vì món quà của chúng ta dâng không phải chỉ là tặng phẩm trao dâng một lần như vàng, nhũ hương và mộc dược, mà chính là món quà liên lỉ của tình yêu và tinh thần phục vụ tha nhân. Nhiều người sẽ cho rằng chúng ta điên rồ khi tặng dâng những món quà này, nhưng chẳng qua là vì họ không biết được màn cuối của câu chuyện khi mà Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta như Ngài đã từng nói với Artaban:”Hãy đến đây, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng vương quốc dành sẵn cho các con từ thuở khai thiên lập địa, vì xưa ta đói các ngươi đã cho ăn…(x. Mt 25,34-35).
Lễ Hiển linh thách thức tâm hồn chúng ta cởi mở tâm hồn của mình ra. Khi biết cởi mở tâm hồn, là bắt đầu biết sống. Đức Giêsu không cần đến những quà tặng của chúng ta, nhưng người khác có thể cần đến. Người mong muốn chúng ta chia sẻ chính bản thân chúng ta cho người khác. Và nếu nhờ được biết Đức Giêsu, mà chúng ta có khả năng mở kho tàng của tâm hồn mình ra, và chia sẻ cho người khác, thì chính chúng ta cũng sẽ cảm thấy mình được trở nên phong phú hơn.
IV. HIỂN LINH VÀ TÌM KIẾM.
Đối với các nhà bác học Đông phương, sự xuất hiện của một ngôi sao như thế là thực hiện một mong ước từ lâu, vì khi nghiên cứu tinh tú, họ nhận thức rằng ngôi sao là đại biểu cho “ý muốn vĩnh cửu”. Quan niệm của họ cũng tương hợp với lời tiên tri của Kinh thánh:”Một vì sao hiện ra từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel”(Ds 24,17). Vì vậy, khi họ thấy ngôi sao xuất hiện, liền biết thời giờ đã đến, nên chẳng ngần ngại lặn lội đường xa rủ nhau đi tìm cho thấy “vì sao xuất hiện từ Giacóp” hầu tìm ra con đường sáng cho mình, cho thế giới u minh.
Ba nhà bác học đã đến từ quốc gia xa xôi, để thần phục Hài nhi Giêsu trong khi các đại giáo trưởng, các luật sĩ Do thái (Mt 2,4) họ có không phải chỉ một ngôi sao đêm lấp lánh trên nền trời, mà họ có cả một thư viện, đầy sách vở. Họ có Thánh kinh mà họ mang trên ngực, chít trên đầu. Họ am hiểu các tiên tri về Chúa Cứu thế. Họ biết nhưng họ không thấy, hay không muốn thấy. Chúa sinh ra cách đó có 8 cây số, các thiên thần ca hát trên không trung, các mục đồng lao nhao rủ nhau đi thờ lạy. Nói chung, cả dân tộc Do thái và nhân loại không nhìn thấy ngôi sao và cũng không để tâm nghiên cứu tìm hiểu.
Ngày nay cũng như cách nay hơn 2000 năm, mọi người phải cố gắng tìm ra Chúa. Phải cố gắng tìm gặp Chúa qua các biến cố của đời sống hôm nay. Hơn nữa, suốt đời sống đạo của chúng ta là một cuộc tìm kiếm Chúa không ngừng. Do đó, những ai tự mãn cho rằng mình đã gặp được Chúa qua cái nhãn hiệu công giáo bên ngoài, qua việc lãnh nhận các phép bí tích như một cái máy không hồn, qua việc học hỏi giáo lý sơ sài, để rồi không chịu khó nhờ vào các biến cố thực tế của đời sống để gặp Chúa, yêu Chúa qua anh em thì mãi mãi họ chẳng những không tìm thấy Ngài mà còn mất Ngài nữa.
Chúng ta vừa là người tìm kiếm vừa là ánh sao soi cho người khác đi tìm kiếm Chúa. Cuộc đời của chúng ta bên kẻ khác chỉ có nghĩa khi nào sự hiện diện của chúng ta là một lời mời gọi, dẫn đưa người khác cùng với chúng ta đi tìm Chúa. Chúng ta chỉ sống trọn vẹn ý nghĩa đời con Chúa khi cuộc sống của chúng ta là một ánh sao dẫn lối cho anh chị em chúng ta đến với Chúa.
Sách Tin mừng nói:”Ba nhà đạo sĩ sau khi thờ lạy Chúa, dâng lễ vật, họ nhận được mộâng báo đừng trở lại với Hêrođê, họ đi qua đường khác, trở về xứ sở mình”(Mt 2,12). Ba nhà đạo sĩ sau khi thờ lạy Chúa, đã được soi sáng, đã không trở về với Hêrôđê, tượng trưng cho dục vọng, tham ô, tội lỗi, mà đã qua đường khác, nghĩa là đã thay đổi nếp sống và trở về làm tông đồ. Làm chứng tá, rao giảng Tin mừng khắp nơi, không phải ở Đông phương mà ở cả Tây phương. Tục truyền rằng Ba vua đã qua giảng đạo tận Tây Đức và hiện nay có mộ ba vị ấy ở thành Cologne, trên bờ sông Rhin ở Tây Đức.
Đó cũng là bài học cho chúng ta. Chúng ta cũng là dân ngoại, nhưng được Chúa hiển linh, được ngôi sao của Chúa hướng dẫn thì nay chúng ta cũng phải trở nên ngôi sao hướng dẫn kẻ khác đến với Chúa, bằng lời nói, bằng việc làm, và cả cuộc sống chúng ta.
Trong công đồng Vatican II, có một vị Hồng y da đen Phi châu đã nói với các nghị phụ khi bàn đến lòng đạo đức sa sút ở các nước Tây phương rằng, một ngày nào đó, Chúa sẽ dùng chúng tôi để rao giảng Tin mừng lại cho các nước Tây phương. Đó không phải là sự kiêu hãnh, mà là một bổn phận sau khi đã được ơn hiển linh, như lời thánh Phaolô trong bài đọc 2:”Nhờ Tin mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một bản thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”(Ep 3,6) (Hồng Phúc).
Người ta nói : có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt. Không, không có ai là ngôi sao xấu. Tất cả đều là ngôi sao tốt. Trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng, một vai trò nào đó. Vì thế, không ai được tự ti mặc cảm, chán nản thất vọng. Cũng không ai được tự tôn tự phụ, huênh hoang…Chúng ta hãy sống thực sự là một con người, hơn nữa, thực sự là một người con Chúa.
Trong ngày lễ Hiển linh, chúng ta cảm đội ơn Chúa đã tỏ mình ra cho dân ngoại vì chúng ta một thời cũng là dân ngoại. Cái thái độ và mục đích của các đạo sĩ trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa khiến ta cần tìm hiểu và học hỏi. Họ chân thành tìm Chúa để thờ lạy Người chứ không giả hình như vua Hêrôđê. Hêrôđê khi nghe Đấng Cứu thế mới sinh thì bối rối sợ hãi vì sợ mất ngai vàng. Còn các nhà thông thái thì nhửng nhưng vì họ cậy họ có sẵn kho tàng Kinh thánh. Họ cho rằng nếu Chúa Cứu thế xuất hiện thì tự nhiên họ phải biết chứ không cần đi tìm kiếm. Cái thái độ tự mãn đó làm họ mù quáng không nhận ra ngôi sao lạ để đi tìm Chúa.
Ba Vua đã được hân hạnh đến triều bái Chúa Hài nhi, dâng lễ vật cho Ngài. Chúng ta cũng lưu ý rằng lúc Ba vua đang thờ lạy và dâng lễ vật thì có Mẹ Maria ở đó. Chắc Mẹ Maria đã nhận lấy những lễ vật ấy và nói vài lời cảm ơn các ông thay cho Chúa Giêsu. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ những tâm tình của chúng ta trong ngày lễ hôm nay :
“Lạy Mẹ, cuộc đời của con cũng là cuộc hành trình đi tìm Chúa. Aùnh sáng Chúa vẫn luôn dẫn lối chỉ đường cho con. Đó chính là những lời của Chúa trong Thánh Kinh. Chúa đang dẫn con từng bước qua lời dạy của Giáo hội như một ánh sao đặc biệt. Các đạo sĩ đã nhận ra Chúa, vì họ đã nỗ lực tìm kiếm. Con cũng muốn noi gương các vị đạo sĩ, luôn quên mình bất chấp mọi khó khăn đến với Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Con quyết tâm mỗi ngày nhận ra Chúa nơi anh em con, nhất là nơi những người nghèo khó bệnh tật. Đây không phải là chuyện dễ làm ! Xin Mẹ thương giúp con. Con sợ lòng kiêu căng và sự tự mãn làm con ra mù tối đến nỗi không gặp được Chúa như Hêrôđê và các luật sĩ xưa. Nhưng con chân thành chạy đến với Mẹ. Xin Mẹ thương giúp đỡ con”(Đan Vinh).