Lời Chúa Chúa nhật 33 Thường niên C
Ngày của Chúa
Lm. Giuse Trần Văn Hàm
Trước vẻ lộng lẫy của Đền Thờ, nhiều môn đệ như ngây ngất chiêm ngắm, Chúa nhân cơ hội này ban một thông điệp có tính cách tiên tri mà người ta đặt tên là diễn văn cánh chung vì đề cập đến các biến cố thời thế mạt. Chúa đề cập đến ba đề tài riêng rẽ nhưng lại trộn lẫn vào nhau : sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem (40 năm sau đó xảy ra). Ngày thế mạt và Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang. Dịp này Chúa cũng tiên báo các môn đệ của Chúa sẽ bị bách hại nặng nề, khuyến khích họ bền tâm vững chí trong cầu nguyện và tỉnh thức.
1. Có tư tưởng về “ngày của Chúa”.
Người Do-thái chia thời gian ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ hiện tại mọi sự đều xấu xa tội lỗi, vô phương cứu chữa, chỉ dành cho sự hủy diệt mà thôi. Có thời kỳ hầu đến, tức là hoàng kim thời đại của Đức Chúa, lúc đó dân tộc Do-thái sẽ đứng đầu thế giới. Giữa hai thời đại đó sẽ có “ngày của Chúa” là một thời kỳ đảo lộn và tan tành trong vũ trụ, thời kỳ đau đớn cực độ để sản sinh ra thời đại mới.
Đó là một ngày khủng khiếp : “Kìa một ngày của Đức Chúa đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó” (Is 13,9). “Ngày của Chúa đến như kẻ trộm ban đêm” (2Pr 3,10). Đó là một ngày mà thế giới sẽ tan tành : “Quả vậy, tinh tú bầu trời và các chòm sao sẽ không chiếu sáng nữa, mặt trời vừa mọc đã tối sẫm, mặt trăng sẽ không còn tỏa sáng. Ta sẽ làm cho trời chấn động, đất chuyển rung rời chỗ trong cơn giận của Đức Chúa các đạo binh vào ngày Người nổi cơn lôi đình.” (Is 13,10.13). Ngày của Chúa là một trong những ý tưởng nền tảng của tôn giáo trong thời Chúa Giê-su. Ai nấy đều biết những hình ảnh khủng khiếp này.
2. Có lời tiên tri về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem.
Thành bị tàn phá bởi quân đội La-mã năm 70 SC sau một thời gian bị bao vây khốn cực. Trong cuộc vây hãm đó dân cư trong thành đói đến độ phải ăn thịt người, và kinh thành bị tàn phá đến từng viên đá. Sử gia Josephus nói, cuộc vây hãm này đã khiến một triệu một trăm ngàn người chết, chín mươi bảy ngàn người bị bắt làm phu tù. Quôc gia Do-thái bị quết sạch và Đền Thờ bị thiêu hủy, trở thành nơi hoang vu.
3. Có sự trở lại của Chúa Giê-su.
Chúa biết chắc chắn Ngài sẽ trở lại thế gian và Hội Thánh đầu tiên đã chờ đợi việc Chúa trở lại – trước ngày Chúa trở lại, sẽ có nhiều kẻ lường gạt tự xưng mình là Chúa Cứu Thế và sẽ có những biến động lớn lao.
4. Có ý tưởng về sự bắt bớ;
Chúa Giê-su đã nhìn thấy trước và nói trước những điều kinh khủng mà dân Ngài sẽ phải chịu vì danh Ngài trong những ngày tương lai.
Đoạn Kinh Thánh trước đây khó tiếp thu cho chúng ta vì một đàng chúng ta không quen với lối văn khải huyền rất thông dụng đối với người Do-thái, đàng khác có tới bốn tư tưởng liên hệ với nhau. Dầu vậy chúng ta cố gắng lượm lặt ý nghĩa bài học Chúa muốn dậy. Chúa phán những lời này nhân dịp chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của Đền Thờ. Trong Đền Thờ, các cột trụ của cổng và hành lang đều toàn bằng cẩm thạch trắng, cao hơn mười hai mét, mỗi cột làm bằng đá nguyên khối. Về trang trí thì nổi tiếng nhất là cây nho lớn bằng vàng ròng, mỗi chùm nho cao bằng một người. Sử gia Do-thái Josephus mô tả Đền Thờ vào thời Chúa Giê-su : “Mặt tiền của Đền Thờ có đủ vẻ huy hoàng khiến cho mắt và trí loài người phải ngạc nhiên, bởi vì nó phủ bằng tấm vàng lá rất dày và nặng, khi mặt trời mọc lên, nó phản chiếu một sự rực rỡ chói lòa, khiến ai muốn nhìn cũng phải quay đi, khác nào nhìn vào chính mặt trời vậy. Nhưng cả Đền Thờ hiện ra như một trái núi phủ tuyết đối với những khách lạ khi còn ở đàng xa, bởi các phần khác của Đền Thờ không phủ bằng vàng thì có màu trắng toát.” Đối với người Do-thái, sự vinh hiển dường ấy của Đền Thờ mà bị tan thành tro bụi là điều không thể tưởng tượng nổi. Qua đoạn Kinh Thánh này ta học được mấy điều về Chúa Giê-su và về đời sống ki-tô hữu.
1. Chúa Giê-su có thể đọc được những dấu hiệu của lịch sử.
Các kẻ khác có thể mù lòa đối với tai họa sắp đến, nhưng Ngài thấy rõ trái núi sắp đổ xuống. Chỉ khi nào con người nhìn xem mọi sự bằng con mắt của Thiên Chúa, bấy giờ mới thấy rõ ràng.
2. Chúa Giê-su rất thành thật.
Ngài phán với các môn đệ : “Đó là điều các ngươi phải gặp nếu muốn theo ta.” Chẳng những lần này mà nhiều lần khác : trong bữa tiệc chia tay Ngài nhắc lại lời cảnh báo : “Tôi tớ không trọng hơn chủ, nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con.”(Ga 15,20). Đó là điều không tránh được : “Vả lại, những ai muốn sống đạo đức trong Đức Ki-tô Giê-su, đều sẽ bị bắt bớ.” (2 Tm 3,12). Tuy nhiên, bách hại xảy ra không ngoài kế hoạch của Thiên Chúa, Chúa cho phép xảy ra, để đem lại lợi ích lớn lao hơn. Đó là cơ hội để làm chứng cho Chúa Ki-tô.
Lần kia, giữa trận chiến quyết liệt cho công lý, một thủ lãnh anh hùng đã viết cho người bạn rằng : “Những đầu người đang rụng xuống trên bãi cát, hãy đến và thêm vào đó đầu của bạn nữa !” Chúa Giê-su tín nhiệm con người đến với Ngài chỉ cho họ không phải vì một con đường dễ dãi, song là con đường của một vĩ nhân anh hùng.
3. Chúa Giê-su hứa rằng các môn đệ của Ngài sẽ không bao giờ chịu khổ một mình.
Lịch sử chứng thực rằng trong khi thân xác bị cực hình và chờ đợi giờ chết, các ki-tô hữu chân chính đã bao lần viết lên những giờ phút thân mật thiết tha với Chúa Giê-su. Ngục tù có thể như một cung điện, đoạn đầu đài như một ngai vàng, cơn bão táp của đời người giống như cảnh êm đềm khi có Chúa Giê-su ở với chúng ta.
4. Chúa Giê-su đã nói về sự an toàn vượt quá mọi đe dọa của thế gian.
Ngài phán : “Dù một sợi tóc trên đầu cũng không mất.” Trong những ngày đại chiến 1914 -1918, bởi niềm tin và lý tưởng của mình, Brooke đã viết : “Chúng ta đã nắm được một sự bình an mà muôn đời không bị lay chuyển bởi đau khổ.” Người nào bước đi với Chúa Cứu Thế có thể mất mạng sống, nhưng không mất linh hồn.
(Mal 4,1-2) Lòng yêu thương của Chúa được minh chứng thông qua hình phạt kẻ gian ác. Đám dân bất kính bất bình phao rằng bọn gian ác vẫn phát đạt, và ngay cả những người dám đứng ra thách thức Chúa Trời cũng vẫn thoát nạn. Chúa Giavê hứa rằng rồi đây đến ngày họ sẽ thấy họ sai lầm trầm trọng đến thế nào. Sẽ đến ngày Ngài giải cứu những người trung tín phục vụ Ngài và tỏ lòng thương xót đối với họ. Sẽ đến ngày mặt trời công bình mọc lên mang theo trong cánh của mình sự chữa bệnh đến với những người tôn kính danh Ngài. Đối với mọi người thì rồi đây sẽ đến ngày người ngạo mạn và người gian ác sẽ bị đốt như rơm cỏ.
(2Tex 3,7-12) tại đây Phaolô đang đối phó với những điều ông phải đối phó, với tình trạng phát xuất bởi những người có thái độ sai lầm về sự tái lâm của Chúa tại Texalonica, có những người đã bỏ công việc, không màng chi tời công việc hàng ngày, thấp thỏm chờ đợi sự tái lâm của Chúa trong sự ươn hèn. Phaolô dùng một chữ rất linh động để mô tả. Ông dùng chữ có nghĩa là “trốn học’ hay “trốn việc”. Chẳng hạn như người ta tìm thấy trong các tài liệu bằng giấy chỉ thảo một bản giao kèo học nghề trong đó người cha đồng ý rằng con sẽ phải làm bù lại bất cứ ngày nào cậu ta vắng mặt hoặc trốn học. Bởi sự nhàn rỗi trong việc chờ đợi ngày Chúa tái lâm, tín hưũ Texalonica đã trốn tránh bổn phận và công việc như một cậu học trò trốn học. Để đem họ trở lại quan niệm bình thường, Phaolô đã lấy chính mình làm thí dụ. Cả cuộc sống Phaolô là một công nhân, một người làm việc bằng tay chân. Người Do thái rất ham chuộng sự làm việc. Họ có câu ngạn ngữ ’người nào không dạy con một nghề là’dậy nó ăn cắp’. Phaolô là một rabi và luật Do thái buộc rằng một rabi Do thái không được lấy tiền công cho việc dạy dỗ người khác. Mỗi rabi cần phải có một nghề và phải thỏa mãn nhu cầu hàng ngày bằng hai tay của chính mình. vì vậy trong những rabi có người làm thợ bánh mì,có người hớt tóc, có người làm thợ mộc, thợ hồ và mọi nghề khác. Người Do thái tin vào phẩm giá của những công việc thật thà và họ cho rằng một học giả sẽ mất mát một điều gì khi quá chú trọng vào tri thức, quá xa cách cuộc sống đến nỗi quên thế nào là làm việc bằng chân tay, Phaolô trích dẫn một câu nói ‘nếu một nguời không chịu làm việc thì cũng đừng ăn”. Việc từ chối làm việc là vấn đề quan trọng. Đây được gọi là ‘luật vàng của sự làm việc’. Khi đọc qua điều Phaolô nói,Deissmann có một nhân xét dí dỏm như sau ‘có lẽ ông Phaolô) mượn một câu nói – về sau biên thành châm ngôn –của một bác công nhân cần cù và nghiêm khắc, cảnh cáo một chú bé học nghề nhớn nhác trong công việc nhưng lại hăng hái trên bàn ăn’. Về chuyện này chúng ta có một gương mẫu từ Chúa Giêsu. Ngài làm nghề thợ mộc, và người ta truyền khẩu rằng Ngài làm được những ách bò tốt nhât vùng. Nông dân khắp nơi đến đặt hàng tấp nập. Xem trái biết cây, xem việc biết người.Một lần kia có người thương lượng mua một ngôi nhà. Ông đồng ý mua mà không cần xem qua Được hỏi tại sao ông dám làm như vậy, ông trả lời rằng ‘tôi biết rõ người xây nhà đó và ông ta đã hòa cả Kitô giáo của ông vào với hồ vôi. Hơn bất cú ai khác, Kitô hữu phải là một công nhân đầy lương tâm chức nghiệp. Phaolô không hề thích những người hay ngồi lê đôi mách. Thật ra có nhiều tội lớn hơn tội ngồi lê, nhưng không có tội nào gây thiệt hại nhiều cho Hội thánh bằng tội này. Một nguời làm công việc của mình cách hết lòng, hết sức sẽ không có thì giờ để xen vào công việc của người khác.
(1Thes 3,7-12) Qua những lời này Phaolô bày tỏ tâm tình của một vị mục tử.
Sự vui thoả. Phaolô sung sứong vì những người tin Chúa đang đứng vững. Ông có niềm vui của những người đã xây dựng được một điều có thể chịu nổi sự thử nghiệm của thời igan. Thật không có gì vui hơn cho các bậc cha mẹ khi thấy con cái làm tốt mọi điều.
Sự cầu nguyện. Phaolô đặt anh em mình vào lòng và đem đến trước ngai thi ân của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết chúng ta được cứu khỏi gáng nặng tội lỗi lớn thế nào, được giải thoát khỏi sự cám dỗ nguy hiểm ra sao là vì có những người đã cầu nguyện cho chúng ta. Người ta thuật lại rằng có một đầy tớ gái đã trở thành thuộc viên của Hội thánh. Cô ta được hỏi đã tham gia công tác Kitô nào và đã cho biết không có dịp tiện để làm nhiều bởi vì công việc hằng ngày quá bận rộn, nhưng cô nói thêm rằng “mỗi khi đi ngủ tôi đem theo tờ báo buổi sáng vào giường . Tôi đọc những lời thông báo về sự ra đời của các em bé và tôi cầu nguyện cho tất cả các em. Tôi đọc những lời thông báo về hôn nhân và cầu nguyện cho nhũng đôi lưa này được hạnh phúc. Tôi đọc những cáo phó và cầu nguyện Chúa yên ủi những người buồn rầu”. Làm sao nói hết được những nguồn ơn phước tuôn tràn từ phòng ngủ trên gác xép kia. Khi chúng ta không có cách nào khác để phục vụ anh em mình, khi chúng ta bất đắc dĩ phải xa cách họ như Phaolô, chúng ta vẫn còn có một điều có thể thực hiện được, đó là cầu nguyện cho họ.
Rồi Phaolô cho biết ông cầu nguyện về những gì :
1. Ông cầu nguyện xin Chúa mở đường cho ông có thể đến Texalonica. Phaolô quay sang Chúa để tìm sự dẫn dắt cho các vấn đề thông thường hằng ngày trong cuộc sống. Một trong những lầm lỗi to lớn và tệ hại của cuộc sống là chỉ đến với Chúa trong những lúc thật khó khăn, cấp bách và khủng hoảng trầm trọng. Có ba thanh niên vừa hoàn tất chuyến vượt biển đến bờ phía tây Scotland bằng thuyền buồm. Khi được hỏi về cuộc hải trình, một anh nhanh nhẩu nói:”ông biết không, khi ở nhà không bao giờ chúng tôi bận tâm đến tin dự báo thời tiết, nhưng khi ở trên thuyền chúng tôi đã mở rộng tai để theo dõi nó”. Rất có thể chúng ta không cần đến tin dự báo thời tiết khi cuộc sống yên ổn hoàn toàn thoải mái, nhưng chúng ta chỉ chú trọng đến chúng khi sự sống của chúng ta tuỳ thuộc vào chúng. Chúng ta đang thực hiện một điều tương tự đối vói Thiên Chúa. Trong những việc thông thường, chúng ta không chú trọng đếnNgài, tưởng rằng mình có đủ và thừa khả năng để tự làm những điều đó, trong lúc khẩn cấp chúng ta ôm chặt lấy Ngài bởi chúng ta biêt rằng không thể nào vượt qua nếu không có Ngài. Đối với Phaolô thì không thế. Ngay cả những việc rất thông thường như đi từ Ahen đến Texalonica, ông vẫn nhìn lên Thiên Chúa để cầu xin sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ngài. Chúng ta thường muốn biến Chúa thành một Đấng giải cứu, nhưng Phaolô đi theo Ngài và xem Ngài là Đấng hướng đạo.
2. Ông cầu xin Chúa để có năng lực giúp tín hữu Texalonica làm trọn luật yêu thương trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường thấy tại sao cuộc sống Kitô lại quá khó, đặc biệt trong các mối tương giao thông thường hằng ngày. Câu trả lời vắn gọn là vì chúng ta cố gắng tự mình làm điều đó. Một người bước vào ngày mới không cầu nguyện là có ý muốn nói ‘hôm nay tôi hoàn toàn có thể tự lo lấy’. Một người ban đêm nằm ngủ không nói một lời nào với Chúa là muốn nói “tôi có thể tự gánh lấy tất cả những kết qủa do ngày hôm nay mang lại”. John Buchan mô tả một người vô thần là ‘người không có một phương tiện giúp đỡ vô hình nào cả’. Chúng ta thất bại trong nếp sống Kitô là do chúng ta đã cố gắng sống không cần đến sự giúp đỡ của Chúa và đây là một điều hoàn toàn bất năng.
3. Phaolô cầu nguyện Thiên Chúa ban cho sự an toàn tuyệt đối, vào lúc này tâm trí ông tràn ngập những tư tửởng về sự trở lại của Chúa Kitô , lúc mà tất cả mọi người phải ứng hầu trước ngai xét đóan của Thiên Chúa. Ông cầu nguyện xin Chúa gìn giữ Ngài trong sự ngay thẳng và công bình để đến ngày ấy, họ sẽ không bị hổ thẹn. Phương cách duy nhất để chuẩn bị gặp Thiên Chúa là hằng ngày sống với Ngài, ngày ấy sẽ không gây bất ngờ cho những ai đã sống với Chúa, trở nên người thân của Ngài, nhưng sẽ là một chấn động khủng khiếp đối với những ai xa lạ với Chúa.
Trước vẻ lộng lẫy của Đền Thờ, nhiều môn đệ như ngây ngất chiêm ngắm, Chúa nhân cơ hội này ban một thông điệp có tính cách tiên tri mà người ta đặt tên là diễn văn cánh chung vì đề cập đến các biến cố thời thế mạt. Chúa đề cập đến ba đề tài riêng rẽ nhưng lại trộn lẫn vào nhau : sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem (40 năm sau đó xảy ra). Ngày thế mạt và Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang. Dịp này Chúa cũng tiên báo các môn đệ của Chúa sẽ bị bách hại nặng nề, khuyến khích họ bền tâm vững chí trong cầu nguyện và tỉnh thức. 1. Có tư tưởng về “ngày của Chúa”. Người Do-thái chia thời gian ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ hiện tại mọi sự đều xấu xa tội lỗi, vô phương cứu chữa, chỉ dành cho sự hủy diệt mà thôi. Có thời kỳ hầu đến, tức là hoàng kim thời đại của Đức Chúa, lúc đó dân tộc Do-thái sẽ đứng đầu thế giới. Giữa hai thời đại đó sẽ có “ngày của Chúa” là một thời kỳ đảo lộn và tan tành trong vũ trụ, thời kỳ đau đớn cực độ để sản sinh ra thời đại mới. Đó là một ngày khủng khiếp : “Kìa một ngày của Đức Chúa đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó” (Is 13,9). “Ngày của Chúa đến như kẻ trộm ban đêm” (2Pr 3,10). Đó là một ngày mà thế giới sẽ tan tành : “Quả vậy, tinh tú bầu trời và các chòm sao sẽ không chiếu sáng nữa, mặt trời vừa mọc đã tối sẫm, mặt trăng sẽ không còn tỏa sáng. Ta sẽ làm cho trời chấn động, đất chuyển rung rời chỗ trong cơn giận của Đức Chúa các đạo binh vào ngày Người nổi cơn lôi đình.” (Is 13,10.13). Ngày của Chúa là một trong những ý tưởng nền tảng của tôn giáo trong thời Chúa Giê-su. Ai nấy đều biết những hình ảnh khủng khiếp này. 2. Có lời tiên tri về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem. Thành bị tàn phá bởi quân đội La-mã năm 70 SC sau một thời gian bị bao vây khốn cực. Trong cuộc vây hãm đó dân cư trong thành đói đến độ phải ăn thịt người, và kinh thành bị tàn phá đến từng viên đá. Sử gia Josephus nói, cuộc vây hãm này đã khiến một triệu một trăm ngàn người chết, chín mươi bảy ngàn người bị bắt làm phu tù. Quôc gia Do-thái bị quết sạch và Đền Thờ bị thiêu hủy, trở thành nơi hoang vu. 3. Có sự trở lại của Chúa Giê-su. Chúa biết chắc chắn Ngài sẽ trở lại thế gian và Hội Thánh đầu tiên đã chờ đợi việc Chúa trở lại – trước ngày Chúa trở lại, sẽ có nhiều kẻ lường gạt tự xưng mình là Chúa Cứu Thế và sẽ có những biến động lớn lao. 4. Có ý tưởng về sự bắt bớ; Chúa Giê-su đã nhìn thấy trước và nói trước những điều kinh khủng mà dân Ngài sẽ phải chịu vì danh Ngài trong những ngày tương lai. Đoạn Kinh Thánh trước đây khó tiếp thu cho chúng ta vì một đàng chúng ta không quen với lối văn khải huyền rất thông dụng đối với người Do-thái, đàng khác có tới bốn tư tưởng liên hệ với nhau. Dầu vậy chúng ta cố gắng lượm lặt ý nghĩa bài học Chúa muốn dậy. Chúa phán những lời này nhân dịp chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của Đền Thờ. Trong Đền Thờ, các cột trụ của cổng và hành lang đều toàn bằng cẩm thạch trắng, cao hơn mười hai mét, mỗi cột làm bằng đá nguyên khối. Về trang trí thì nổi tiếng nhất là cây nho lớn bằng vàng ròng, mỗi chùm nho cao bằng một người. Sử gia Do-thái Josephus mô tả Đền Thờ vào thời Chúa Giê-su : “Mặt tiền của Đền Thờ có đủ vẻ huy hoàng khiến cho mắt và trí loài người phải ngạc nhiên, bởi vì nó phủ bằng tấm vàng lá rất dày và nặng, khi mặt trời mọc lên, nó phản chiếu một sự rực rỡ chói lòa, khiến ai muốn nhìn cũng phải quay đi, khác nào nhìn vào chính mặt trời vậy. Nhưng cả Đền Thờ hiện ra như một trái núi phủ tuyết đối với những khách lạ khi còn ở đàng xa, bởi các phần khác của Đền Thờ không phủ bằng vàng thì có màu trắng toát.” Đối với người Do-thái, sự vinh hiển dường ấy của Đền Thờ mà bị tan thành tro bụi là điều không thể tưởng tượng nổi. Qua đoạn Kinh Thánh này ta học được mấy điều về Chúa Giê-su và về đời sống ki-tô hữu. 1. Chúa Giê-su có thể đọc được những dấu hiệu của lịch sử. Các kẻ khác có thể mù lòa đối với tai họa sắp đến, nhưng Ngài thấy rõ trái núi sắp đổ xuống. Chỉ khi nào con người nhìn xem mọi sự bằng con mắt của Thiên Chúa, bấy giờ mới thấy rõ ràng. 2. Chúa Giê-su rất thành thật. Ngài phán với các môn đệ : “Đó là điều các ngươi phải gặp nếu muốn theo ta.” Chẳng những lần này mà nhiều lần khác : trong bữa tiệc chia tay Ngài nhắc lại lời cảnh báo : “Tôi tớ không trọng hơn chủ, nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con.”(Ga 15,20). Đó là điều không tránh được : “Vả lại, những ai muốn sống đạo đức trong Đức Ki-tô Giê-su, đều sẽ bị bắt bớ.” (2 Tm 3,12). Tuy nhiên, bách hại xảy ra không ngoài kế hoạch của Thiên Chúa, Chúa cho phép xảy ra, để đem lại lợi ích lớn lao hơn. Đó là cơ hội để làm chứng cho Chúa Ki-tô. Lần kia, giữa trận chiến quyết liệt cho công lý, một thủ lãnh anh hùng đã viết cho người bạn rằng : “Những đầu người đang rụng xuống trên bãi cát, hãy đến và thêm vào đó đầu của bạn nữa !” Chúa Giê-su tín nhiệm con người đến với Ngài chỉ cho họ không phải vì một con đường dễ dãi, song là con đường của một vĩ nhân anh hùng. 3. Chúa Giê-su hứa rằng các môn đệ của Ngài sẽ không bao giờ chịu khổ một mình. Lịch sử chứng thực rằng trong khi thân xác bị cực hình và chờ đợi giờ chết, các ki-tô hữu chân chính đã bao lần viết lên những giờ phút thân mật thiết tha với Chúa Giê-su. Ngục tù có thể như một cung điện, đoạn đầu đài như một ngai vàng, cơn bão táp của đời người giống như cảnh êm đềm khi có Chúa Giê-su ở với chúng ta. 4. Chúa Giê-su đã nói về sự an toàn vượt quá mọi đe dọa của thế gian. Ngài phán : “Dù một sợi tóc trên đầu cũng không mất.” Trong những ngày đại chiến 1914 -1918, bởi niềm tin và lý tưởng của mình, Brooke đã viết : “Chúng ta đã nắm được một sự bình an mà muôn đời không bị lay chuyển bởi đau khổ.” Người nào bước đi với Chúa Cứu Thế có thể mất mạng sống, nhưng không mất linh hồn. (Mal 4,1-2) Lòng yêu thương của Chúa được minh chứng thông qua hình phạt kẻ gian ác. Đám dân bất kính bất bình phao rằng bọn gian ác vẫn phát đạt, và ngay cả những người dám đứng ra thách thức Chúa Trời cũng vẫn thoát nạn. Chúa Giavê hứa rằng rồi đây đến ngày họ sẽ thấy họ sai lầm trầm trọng đến thế nào. Sẽ đến ngày Ngài giải cứu những người trung tín phục vụ Ngài và tỏ lòng thương xót đối với họ. Sẽ đến ngày mặt trời công bình mọc lên mang theo trong cánh của mình sự chữa bệnh đến với những người tôn kính danh Ngài. Đối với mọi người thì rồi đây sẽ đến ngày người ngạo mạn và người gian ác sẽ bị đốt như rơm cỏ. (2Tex 3,7-12) tại đây Phaolô đang đối phó với những điều ông phải đối phó, với tình trạng phát xuất bởi những người có thái độ sai lầm về sự tái lâm của Chúa tại Texalonica, có những người đã bỏ công việc, không màng chi tời công việc hàng ngày, thấp thỏm chờ đợi sự tái lâm của Chúa trong sự ươn hèn. Phaolô dùng một chữ rất linh động để mô tả. Ông dùng chữ có nghĩa là “trốn học hay “trốn việc”. Chẳng hạn như người ta tìm thấy trong các tài liệu bằng giấy chỉ thảo một bản giao kèo học nghề trong đó người cha đồng ý rằng con sẽ phải làm bù lại bất cứ ngày nào cậu ta vắng mặt hoặc trốn học. Bởi sự nhàn rỗi trong việc chờ đợi ngày Chúa tái lâm, tín hưũ Texalonica đã trốn tránh bổn phận và công việc như một cậu học trò trốn học. Để đem họ trở lại quan niệm bình thường, Phaolô đã lấy chính mình làm thí dụ. Cả cuộc sống Phaolô là một công nhân, một người làm việc bằng tay chân. Người Do thái rất ham chuộng sự làm việc. Họ có câu ngạn ngữ người nào không dạy con một nghề làdậy nó ăn cắp. Phaolô là một rabi và luật Do thái buộc rằng một rabi Do thái không được lấy tiền công cho việc dạy dỗ người khác. Mỗi rabi cần phải có một nghề và phải thỏa mãn nhu cầu hàng ngày bằng hai tay của chính mình. vì vậy trong những rabi có người làm thợ bánh mì,có người hớt tóc, có người làm thợ mộc, thợ hồ và mọi nghề khác. Người Do thái tin vào phẩm giá của những công việc thật thà và họ cho rằng một học giả sẽ mất mát một điều gì khi quá chú trọng vào tri thức, quá xa cách cuộc sống đến nỗi quên thế nào là làm việc bằng chân tay, Phaolô trích dẫn một câu nói nếu một nguời không chịu làm việc thì cũng đừng ăn”. Việc từ chối làm việc là vấn đề quan trọng. Đây được gọi là luật vàng của sự làm việc. Khi đọc qua điều Phaolô nói,Deissmann có một nhân xét dí dỏm như sau có lẽ ông Phaolô) mượn một câu nói – về sau biên thành châm ngôn –của một bác công nhân cần cù và nghiêm khắc, cảnh cáo một chú bé học nghề nhớn nhác trong công việc nhưng lại hăng hái trên bàn ăn. Về chuyện này chúng ta có một gương mẫu từ Chúa Giêsu. Ngài làm nghề thợ mộc, và người ta truyền khẩu rằng Ngài làm được những ách bò tốt nhât vùng. Nông dân khắp nơi đến đặt hàng tấp nập. Xem trái biết cây, xem việc biết người.Một lần kia có người thương lượng mua một ngôi nhà. Ông đồng ý mua mà không cần xem qua Được hỏi tại sao ông dám làm như vậy, ông trả lời rằng tôi biết rõ người xây nhà đó và ông ta đã hòa cả Kitô giáo của ông vào với hồ vôi. Hơn bất cú ai khác, Kitô hữu phải là một công nhân đầy lương tâm chức nghiệp. Phaolô không hề thích những người hay ngồi lê đôi mách. Thật ra có nhiều tội lớn hơn tội ngồi lê, nhưng không có tội nào gây thiệt hại nhiều cho Hội thánh bằng tội này. Một nguời làm công việc của mình cách hết lòng, hết sức sẽ không có thì giờ để xen vào công việc của người khác. (1Thes 3,7-12) Qua những lời này Phaolô bày tỏ tâm tình của một vị mục tử. Sự vui thoả. Phaolô sung sứong vì những người tin Chúa đang đứng vững. Ông có niềm vui của những người đã xây dựng được một điều có thể chịu nổi sự thử nghiệm của thời igan. Thật không có gì vui hơn cho các bậc cha mẹ khi thấy con cái làm tốt mọi điều. Sự cầu nguyện. Phaolô đặt anh em mình vào lòng và đem đến trước ngai thi ân của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết chúng ta được cứu khỏi gáng nặng tội lỗi lớn thế nào, được giải thoát khỏi sự cám dỗ nguy hiểm ra sao là vì có những người đã cầu nguyện cho chúng ta. Người ta thuật lại rằng có một đầy tớ gái đã trở thành thuộc viên của Hội thánh. Cô ta được hỏi đã tham gia công tác Kitô nào và đã cho biết không có dịp tiện để làm nhiều bởi vì công việc hằng ngày quá bận rộn, nhưng cô nói thêm rằng “mỗi khi đi ngủ tôi đem theo tờ báo buổi sáng vào giường . Tôi đọc những lời thông báo về sự ra đời của các em bé và tôi cầu nguyện cho tất cả các em. Tôi đọc những lời thông báo về hôn nhân và cầu nguyện cho nhũng đôi lưa này được hạnh phúc. Tôi đọc những cáo phó và cầu nguyện Chúa yên ủi những người buồn rầu”. Làm sao nói hết được những nguồn ơn phước tuôn tràn từ phòng ngủ trên gác xép kia. Khi chúng ta không có cách nào khác để phục vụ anh em mình, khi chúng ta bất đắc dĩ phải xa cách họ như Phaolô, chúng ta vẫn còn có một điều có thể thực hiện được, đó là cầu nguyện cho họ. Rồi Phaolô cho biết ông cầu nguyện về những gì : 1. Ông cầu nguyện xin Chúa mở đường cho ông có thể đến Texalonica. Phaolô quay sang Chúa để tìm sự dẫn dắt cho các vấn đề thông thường hằng ngày trong cuộc sống. Một trong những lầm lỗi to lớn và tệ hại của cuộc sống là chỉ đến với Chúa trong những lúc thật khó khăn, cấp bách và khủng hoảng trầm trọng. Có ba thanh niên vừa hoàn tất chuyến vượt biển đến bờ phía tây Scotland bằng thuyền buồm. Khi được hỏi về cuộc hải trình, một anh nhanh nhẩu nói:”ông biết không, khi ở nhà không bao giờ chúng tôi bận tâm đến tin dự báo thời tiết, nhưng khi ở trên thuyền chúng tôi đã mở rộng tai để theo dõi nó”. Rất có thể chúng ta không cần đến tin dự báo thời tiết khi cuộc sống yên ổn hoàn toàn thoải mái, nhưng chúng ta chỉ chú trọng đến chúng khi sự sống của chúng ta tuỳ thuộc vào chúng. Chúng ta đang thực hiện một điều tương tự đối vói Thiên Chúa. Trong những việc thông thường, chúng ta không chú trọng đếnNgài, tưởng rằng mình có đủ và thừa khả năng để tự làm những điều đó, trong lúc khẩn cấp chúng ta ôm chặt lấy Ngài bởi chúng ta biêt rằng không thể nào vượt qua nếu không có Ngài. Đối với Phaolô thì không thế. Ngay cả những việc rất thông thường như đi từ Ahen đến Texalonica, ông vẫn nhìn lên Thiên Chúa để cầu xin sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ngài. Chúng ta thường muốn biến Chúa thành một Đấng giải cứu, nhưng Phaolô đi theo Ngài và xem Ngài là Đấng hướng đạo. 2. Ông cầu xin Chúa để có năng lực giúp tín hữu Texalonica làm trọn luật yêu thương trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường thấy tại sao cuộc sống Kitô lại quá khó, đặc biệt trong các mối tương giao thông thường hằng ngày. Câu trả lời vắn gọn là vì chúng ta cố gắng tự mình làm điều đó. Một người bước vào ngày mới không cầu nguyện là có ý muốn nói hôm nay tôi hoàn toàn có thể tự lo lấy. Một người ban đêm nằm ngủ không nói một lời nào với Chúa là muốn nói “tôi có thể tự gánh lấy tất cả những kết qủa do ngày hôm nay mang lại”. John Buchan mô tả một người vô thần là người không có một phương tiện giúp đỡ vô hình nào cả. Chúng ta thất bại trong nếp sống Kitô là do chúng ta đã cố gắng sống không cần đến sự giúp đỡ của Chúa và đây là một điều hoàn toàn bất năng. 3. Phaolô cầu nguyện Thiên Chúa ban cho sự an toàn tuyệt đối, vào lúc này tâm trí ông tràn ngập những tư tửởng về sự trở lại của Chúa Kitô , lúc mà tất cả mọi người phải ứng hầu trước ngai xét đóan của Thiên Chúa. Ông cầu nguyện xin Chúa gìn giữ Ngài trong sự ngay thẳng và công bình để đến ngày ấy, họ sẽ không bị hổ thẹn. Phương cách duy nhất để chuẩn bị gặp Thiên Chúa là hằng ngày sống với Ngài, ngày ấy sẽ không gây bất ngờ cho những ai đã sống với Chúa, trở nên người thân của Ngài, nhưng sẽ là một chấn động khủng khiếp đối với những ai xa lạ với Chúa.