Đấu tranh để tôn giáo và chính trị không pha trộn
***
Nhân dịp tổng tuyển cử, Ủy ban giáo dân của Hội đồng Giám mục Ấn Độ tổ chức các cuộc gặp trên toàn lãnh thổ. Với mục đích làm cho các cộng đoàn địa phương tham gia nhiều hơn vào các vấn đề tự do thờ phượng ở Ấn Độ. Trong tháng 3, Ủy ban giáo dân sẽ trình bày một báo cáo cho các giám mục.
Ý kiến của nhà lãnh đạo Công giáo được đưa ra khi Ủy ban giáo dân của Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI) ra mắt một loạt các hội nghị để phác thảo một đường lối chính trị của Giáo hội. Các hội nghị được tổ chức trên toàn lãnh thổ, và kết quả từ của nó sẽ là một bản báo cáo được trình bày trước các giám mục vào ngày 10 tháng 3. Sau đó có thể là những đề nghị cho sự phát triển của đất nước và tự do thờ phượng.
John Dayal giải thích: “Trong mọi trường hợp, chính trị không phải là phần của Giáo hội. Giáo hội Công giáo vẫn là một hướng dẫn tinh thần và đạo đức. Giáo hội có thể bình luận, đưa ra lời khuyên, thuyết phục, không ra lệnh. Thay vào đó, chính các lãnh đạo giáo dân, không phải Hội đồng Giám mục, những người có vai trò trực tiếp trong lĩnh vực dân sự và chính trị. Về phần mình, ít nhất 25 năm, các giám mục Công giáo Ấn Độ đã khuyến khích hoặc đề nghị cộng đoàn Kitô giáo bỏ phiếu một cách cẩn thận, sử dụng sự khôn ngoan trong việc lựa chọn các viên chức công tham gia dân chủ, hỗ trợ xã hội phi bạo lực và đa nguyên trong Ấn Độ với nhiều tôn giáo và văn hóa”.
Ủy ban Giáo dân là một trong những cơ quan tư vấn của Giáo hội Ấn Độ. Sáng kiến của Ủy ban đáp ứng mong muốn thiểu số Kitô giáo tham gia nhiều hơn vào các vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo ở Ấn Độ. Trong các cuộc bầu cử gần đây, những người theo Ấn giáo tăng cường chống lại các tín hữu, chống các trường học do Giáo hội điều hành và ngăn chặn các quỹ từ nước ngoài cho các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo hoạt động trên lãnh thổ Ấn Độ. Nỗi sợ chung của các tín hữu là các cuộc tấn công của các giáo phái và là nạn nhân của bạo lực vô cớ và bừa bãi.
Trong số các chủ đề được thảo luận, có những điểm được lưu ý: vi phạm quyền lập hiến của thiểu số; thiếu trợ cấp việc làm và giáo dục, khuyến khích các Kitô hữu tham gia vào xã hội và cải thiện điều kiện sống.
Dayal nhấn mạnh: “Ủy ban Giáo dân vẫn là một cơ quan năng động. Tôi hy vọng rằng trong tương lai nó sẽ có các nguồn lực cần thiết để đào tạo, giáo dục và cũng có thể tham gia trong lãnh vực chính trị. Đây vẫn là mục tiêu lâu dài không chỉ của Ủy ban giáo dân, mà còn của Liên hiệp Công giáo toàn Ấn Độ mà tôi đã lãnh trách nhiệm từ năm 2004 đến 2008. Do đó, các giám mục nên có mối tương quan với hiệp hội Công giáo ở cấp giáo xứ ở một mức độ lớn hơn. Hội đồng Giáo mục nên tạo ra một văn phòng nghiên cứu hoặc nghĩ về chính trị, xã hội và nền kinh tế”.
(Ngọc Yến – Vatican)