Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật VI Thường niên A
“TA KHÔNG ĐẾN ĐỂ BÃI BỎ NHƯNG ĐỂ KIỆN TOÀN”
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Nguyên tắc chung: “không bãi bỏ, nhưng kiện toàn”.
Leo lên ngọn núi Sinai mới, Đức Giêsu, trong các mối phúc của nình, trước tiên, tán tụng cảnh sống hạnh phúc của các môn đệ qua lời mở đầu của bài giảng trên núi: “Phúc cho những tâm hồn nghèo khó: vì nước trời là của họ”. Đoạn ngài, minh định sứ mệnh trao phó cho họ: “Các con là muối đất… các con là ánh sáng trần gian” tiếp đến trung tâm bài Hiến chương, Ngài mạc khải cho các người của mình sự mới mẻ hoàn toàn của Tin Mừng. Bản văn mang đậm dấu ấn của thánh Mátthêu này gợi lên áp lực lưỡng diện đang đè nặng trên những cộng đoàn Kitô giáo.
Trước tiên, là áp lực ngoại tại của hội đường, nhân danh lề luật bắt bớ các môn đệ của Đức Giêsu. Sau đó, là áp lực nội tại của các cộng đoàn tín hữu bất nguồn từ Do thái giáo, “truyền thống hơn ” đôi khi co vào sự tuân giữ lề luật theo nghĩa ngữ, đối lại với các tín hữu xuất thân từ đa thần giáo, luôn tìm cách gièm pha lề luật Giáo huấn của Đức Giêsu sẽ sửa lưng cả hai. Quả thật, Ngài tuyên bố rằng mình “không đến để bãi bõ lề luật hay các tiên tri, mà để kiện toàn” nghĩa là thể hiện một cách viên mãn, hoàn hảo trong tình yêu và tự do của Con cha trên trời. Vì thế, từ nay “sự công chính” mới hệ tại không phải ở chỗ khép mình một cách bề ngoài vào các tập tục, nhưng là “khuôn mình” theo thánh ý Chúa Cha như Đức Giêsu. Sống trong cộng đoàn với tình yêu và tự do của con cái có thể, mới “công chính” hơn các luật sĩ và biệt phái được Thánh Irênê thành Ly-on, vào thế kỷ thứ hai đã hỏi: như vậy, khi đến trần gian này, Chúa đã mang theo những gì? Ngài đã mang theo sự mới mẻ hoàn toàn bằng chính con người của Ngài.
2. Những áp dụng cụ thể
Tiếp sau là năm phản đề cụ thể hóa “sự công chính mới” sẽ là bài học áp dụng nguyên lí tổng quát này vào cuộc sống tín hữu, vì chính toàn thể lề luật Phúc âm phải bao bọc toàn thể cuộc sống các môn đệ. Năm hình ảnh, mà chúng ta sẽ theo dõi trong bài đọc chúa nhật tới, đều bắt đầu với công thức “Anh em đã nghe biết người xưa dậy rằng… còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết… ” Một kiểu nói trống để tránh dùng tên Thiên-Chúa, có nghĩa là “Thiên-Chúa đã phán “, “anh em đã nghe biết khi lời Chúa được công bố long trọng trong hội đường”, đối lại, Chúa đưa ra những xác quyết của riêng mình “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết”. Theo Jean Potin, “Đức Giêsu tự giới thiệu như là một Môse mới, không chỉ đủ thẩm quyền giải thích luật lệ của Thiên Chúa, mà còn cách tân: luật Chúa đã bảo anh em…nhưng Thầy, Thầy bảo anh em…ngài còn hơn cả luật Môsê mới nữa vì Ngài không chỉ bằng lòng nói về lề luật mới như một nhà làm luật, mà còn cắt nghĩa cho người cụ thể để họ gắn bó ngày càng mật thiết hơn với Thiên-Chúa Cha, là Đấng mà họ phải nên hoàn thiện như Người. ” (Đức Giêsu, lịch sử đích thực, Centurion, tr. 198) Minh họa đầu tiên là “mối tương giao huynh đệ” Thập giới truyền bảo “ngươi không được giết người’? Còn Chúa Giêsu, đi đến cùng chung đòi hỏi cua lề luật, đã tuyên bố rằng, nguyên việc không phạm tội sát nhân thôi: chưa đủ, mà còn phải loại bỏ nỗi oán hận và giận hờn khỏi lòng mình nữa. J.Potin viết “Trong thập giới của Môsê, lên án tội giết người thuộc giới răn thứ năm. Ở đây, nó được nói đến đầu tiên, chắc chắn vì nó bao hàm một cách tiềm ẩn giới răn tràn đầy bài diễn từ trên núi tình yêu tha nhân, thực tế trong tình yêu tha nhân…trở thành giới răn đầu tiên: Đức Giêsu đã thấy mầm mống của giới luật yêu thương này trong điều răn lên án việc giế người. Kính trọng sự sống người khác mở đường cho việc bày tỏ tình yêu ân cần hơn đối với tha nhân. Cả hai đều phải được xem xét trước mặt Thiên-Chúa là Đấng mà Đức Giêsu sẽ là quan án và hiền phụ”. (Sách đã dẫn, tr. 198-l99)
Hai ví dụ ở ngôi thứ hai số ít “anh” tiếp nối mình hoạ thứ nhất “vì thế, khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ…”xung đột là mầm mống sát nhân, và hòa giải là một bổn phận cấp thiết hơn cả việc dâng của lễ cho Thiên-Chúa: “hãy đi làm hòa với người anh em trước đã rồi hãy trở về dâng lễ vật của mình” hãy mau mau dàn xếp với đối phương”: thù oán dây dưa, ngày sau sẽ vô phương cứu chữa trước tòa án Thiên-Chúa.
Minh họa thứ hai nói về mối tương giao nam nữ trong đời sống hôn nhân. Trong Do Thái giáo, thủy chung là nền tảng của đời sống hôn nhân: nó được chứng thực bằng sự thủy chung của Thiên-Chúa đối với giao ước và với dân riêng người. J.Potin cắt nghĩa: “Hôn nhân không chỉ là một khế ước có tính luật pháp. Nó ràng buộc con người tự đáy lòng họ. Vì thế khi người đàn ông đã có vợ thèm muốn vợ người khác là đã phạm vào dây hôn phối. Trái tim đã chệch khỏi Giao ước của nó. ” (Sách đã dẫn, tr. 199).
Minh họa thứ ba nói đến những lời thề hứa mà người ta cho rằng sẽ mạnh hơn khi nại đến những thực tại ít nhiều thánh thiêng: “Chỉ trời, chỉ đất, chỉ Jerusalem… ” Đức Giêsu xác quyết, đừng thề gian không thôi chưa đủ còn phải diệt trừ khỏi lòng ta sự lập lờ, bất chính, đa nghi nữa, không được đi xa hơn lời nói chân thực gian dối: “khi các ngươi nói có” là phải “có ‘! Mức qui định mà Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ là: biến đổi tấm lòng để có thể hiệp thông với những tình cảm của Thiên-Chúa được biểu hiện trong Đức Kitô con Ngài. Như đức cha L.Daloz viết “Đối với các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc thực thi các mệnh lệnh. Đúng hơn, đây chính là việc để cho các luật kiện toàn chính mình, đưa mình đi tới cùng (“Nước Trời đến gần”, Desclée đe Brouwer, tr. 51)
BÀI ĐỌC THÊM:
1. “Hãy để cho lề luật kiện toàn chính chúng ta”(Đức cha L. Daloz. trong nước Trời đến gần! Desdée de Brouwer, 1994, tr 51).
“Đức Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách trả lại cho nó tất cả sự trong sáng của lời Thiên Chúa, khi nhấn mạnh đến điều cốt lõi: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải hi tế.” Khi được hỏi về giới răn trọng nhất. Ngài không do dự trả lời rằng toàn bộ lề luật và tiên tri đều qui về giới răn trọng nhất là yêu mến Thiên-Chúa hết lòng, hết linh hỗn, hết trí khôn và yêu thương anh em chính mình.(Xem 22,34-40). Chính Ngài đã kiện toàn giới răn cao cả ấy bằng cách tự hiến đời mình. Phần các môn đệ, kiện toàn lề luật khác hẳn việc tuân thủ các mệnh lệnh. Đúng hơn, chính lề luật kiện toàn ta, đưa ta đi cùng. Có thế mới đáng để ta tuân giữ giới răn nhỏ bé nhất thậm chí cho tới một nét phẩy – không phải vì tỉ mỉ hay cầu toàn, nhưng vì tự hiến hoàn toàn, mở lòng trọn vẹn, để lời của Thiên-Chúa thấm nhập và biến đổi tận đáy lòng ta, và biến ta nên hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng hoàn hảo. Đây không phái là sự nô lệ ma là tình nguyện. Nó không bao giờ kết thúc vì ta luôn bất toàn. Đây là sự rèn luyện trường kì về tính sáng suốt và lòng can đảm. Trước tiên, đây là một hồng ân, một ân huệ của Thiên Chúa, Đấng muốn và thực hiện nơi ta điều đó đây chính là tác phẩm của Chúa Thánh Thần, Đấng đến để sản sinh trong ta những hoa trái của người, như vậy kiện toàn lề luật là ghi khắc nó vào tận đáy lòng ta…”
2. “Sự cấp tiến của bài giảng trên núi”. (J. Guillet, Đức Giêsu trong niềm tin của các môn đệ tiên khởi. Desclée de Brouwer, 1995).
Tính cấp tiến này không hề nệ luật. Điều hay nhất của bài giảng là không có thêm một điều khoản bổ túc, một đòi buộc mới nào. Nhưng là không cho phép bất cứ ai tự tin mình đã đạt đến sự công chính cao siêu cả. Nó bắt mọi môn đệ tự do tưởng tượng, tiến xa hết mức trong việc phục vụ và trong tình yêu tha nhân. Giới luật đặc thù của Tin Mừng luôn có tính tích cực. Tại chỗ mà luật cũ mang tính tương đối và hạn định một giới hạn không thể vượt qua “Ngươi không được giết người, không được phạm tội ngoại tình ” thì Đức Giêsu lại công thức hóa chúng theo đường hướng tích cực: trước hết, hãy đi làm hòa đã, hãy móc mắt phải mà nén đi. Ta phải biết nhận ra nguyên lí nền tảng đàng sau những phóng đại quen thuộc theo kiểu nói Phương đông, anh không được đặt giới hạn cho tình huynh đệ, cho việc tôn trọng phụ nữ.”
3. “Cuộc cách mạng tôn giáo vĩ đại nhất từ trước tới nay” (H. Denis 100 từ nói lên niềm tin: Desclée de Brouwer, 1993).
“Bạn có biết thập giới không? Có lẽ bạn có thể đọc thuộc mười điều răn bằng văn xuôi hay văn vần, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng hơn, đó là biết được điều Đức Giêsu đã làm đối với thập giới. Ta có thể nói với Ngài rằng Lề Luật, không bị hủy bỏ, nhưng được thăng tiến để được kiện toàn. Nói cách khác, ta cũng phai để ý kẻo khi vượt lên lề luật, ta lại khinh thường nó bằng cách bám víu vào đó như Đức Giêsu chưa từng kiện toàn nó vậy. Với cái nhìn này, bài giảng trên núi có lẽ là cuộc cách mạng tôn giáo vĩ đại nhất của mọi thời. Một con người, một vị tiên tri, một sứ giả của Thiên-Chúa dám nói lên những lời chưa từng nghe, anh em đã nghe Luật dạy “người xưa rằng, còn thầy, Thầy bảo cho anh em biết”: Vị Giêsu này vượt trên cả lề luật. Bạn hãy tưởng tượng xem Luật dậy người xưa. Luật ở đây là ai? Thật đơn giản. đó chính là Thiên-Chúa của Cựu ước, Đấng đã ban Lề Luật. Vì thế mà đối với người Do thái, không ai có thể vượt hơn Lề Luật, hơn được Lời Thiên-Chúa đã trao ban một lần cho đến muôn đời được: Vậy mà, có một người đã dám vượt trên Lề luật, bạn hãy lần lượt xét kỹ từng giới răn rồi sẽ thấy, quả thật, khi đã biết Đức Giêsu là ai rồi, người ta sẽ thấy các giới răn thiêng liêng này thật tương đối so với một điều cao cả hơn nhiều là nhận ra Tình yêu được biểu lộ nơi Đức Giêsu, con Chúa Cha. Luật dạy người xưa rằng, còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết. Có lẽ các bạn đã biết đây là một trong ba luận cứ mà thần học đã rút ra từ Tin Mừng, coi như để mạc khải thiên tính của Đức Giêsu (một Đức Giêsu, may thay không bao giờ tự xưng: ta là Thiên Chúa, nhưng anh em bảo Thầy là ai? Các bạn cũng biết hai luận cứ kia là gì rồi. Thứ nhất đó là việc gọi Thiên Chúa là Cha, người Cha (Abba) thân thương thực sự. Sau đó là lời yêu sách quá quắt. Mọi tội con đã được tha ‘chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi’.
Bạn thấy lề luật được kiện toàn này đưa ta đến đâu vào những lúc nghi nan, hay những giây phút mỏi mòn vì phải trung thành với Lề luật, bạn hãy nhớ đến sự can đảm của Đức Giêsu: “Luật dạy người xưa rằng, còn Thầy, bảo cho anh em biết.”