Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Hiển Linh A
DÂN NGOẠI NHẬN BIẾT ĐỨC GIÊSU LÀ MESSIA
Chú giải của FICHES DOMINICALES
I.VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
Đừng để cho những hình thức ngây thơ bên ngoài của truyện kể lạm dụng ta, vì chúng được cấu tạo với một nghệ thuật siêu đẳng. Trong cả hai chương nói về thời thơ ấu của Đức Giêsu, mục đích của thánh sử Matthêu không nhằm thoả mãn óc tò mò của ta khi thu thập vài kỷ niệm sâu sắc. Dự kiến của Ngài thuộc bình diện thần học: Dưới ánh sáng Phục Sinh, hãy ngược lên tận nguồn gốc Đức Giêsu để tìm ra mầm mống nào đã làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh và sau này triển nở trong đời sống và Phục Sinh của Ngài. A. Marchadour đã nói: “Tác giả Kinh Thánh không truy tìm sự chính xác lịch sử như chúng ta, những người bị ảnh hưởng thuyết thực nghiệm, cần ghi nhớ rằng mọi truyện kể về thời thơ ấu đều được hình thành từ những biến cố đời sau, rồi mới được thêm thắt vào. Hiện tượng đọc lại quá khứ dưới ánh sáng hiện tại, tầm quan trọng của Kinh Thánh như những “lời sấm, sự huy hoàng của Lễ Phục Sinh khai mở căn tính của Đức Giêsu; tất cả những điều đó cho phép hiểu rằng những truyện kể về thời thơ ấu đều được viết lại và sự chính xác trong lịch sử không phải là mối bận tâm hàng đầu của người viết” (Les dossrers de la Bible, n.44. j.5).
2.Một truyện kể đặc biệt giàu biểu tượng.
Truyện kể dễ dàng chia ra làm 2 phần
1.Ở Giêrusalem: cung đình Hêrôđê.
Các đạo sĩ có lẽ là các nhà chiêm tinh người Babylon chuyên tìm chân lý nơi các vì sao đã lên đường đi Giêrusalem để thờ lạy “vua người Do thái” mà 1 ngôi sao đã loan báo.
Nhưng để tìm thấy người muốn tìm, ngôi sao không đủ. Các đạo sĩ cần đến dân Do Thái và Kinh Thánh của họ.
Nghe họ hỏi, Hêrôđê và các cấp giáo quyền ở Giêrusalem mới khảo sát các lời sấm liên quan đến Đấng Messia.
Các cấp thẩm quyền Do Thái đã giải nghĩa chính xác lời các tiên tri, nhưng họ vẫn không rời Giêrusalem.
2. Tại Bêlem, vua Giêsu.
Nhờ ngôi sao (văn hoá của họ) và Kinh Thánh (lời Chúa nói cho Israel) các đạo sĩ đã tới Bêlem.
Họ thấy Đức Giêsu và thờ lạy Ngài.
Biết toan tính sát nhân của vua Hêrôđê, các đạo sĩ “theo đường khác” mà về.
Ba mâu thuẫn báo trước khổ nạn kết thành khung truyện kể rất công phu này.
1. Giêrusalem. Thủ đô chính trị và tôn giáo từ chối thiếp nhận-Đấng đến hoàn thành lời hứa, mâu thuẫn với Bêlem nơi con vua David giáng sinh như lời các tiên tri đã loan báo.
2. Các thủ lĩnh tôn giáo Israel, những người nhờ Kinh Thánh mà hiểu biết nhưng lại chẳng chú ý tới Kinh Thánh, mâu thuẫn với các đạo sĩ nước ngoài, những người ngoại đạo lo truy tìm, lên đường và đã thấy!
3. Hêrôđê được gọi là “vua”, lo sợ mất ngai vàng, mâu thuẫn với trẻ thơ ở Bêlem là vua đích thực. Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm trong Isaia 60 loan báo ngày vô số dân ngoại sẽ tuốn về Giêrusalem mang theo lễ vật và sự phú túc của họ. Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm trong Mikê 5,1 nói về Bêlem, nơi Đắng Cứu Thế Giáng sinh: còn ngươi, hỡi Bêlem xứ Giuđêa, ngươi đâu phải là thành phố nhỏ bé nhất trong xứ Giuđêa. vì nơi ngươi xuất phát vị thủ lãnh, Ngài sẽ là mục tử nhà Israel.
Nơi Ngài ứng nghiệm lời sấm của Balaam kẻ ngoại đạo, trong sách Dân số 24 đã loan báo một ngày kia ngôi sao Jacob” sẽ mọc lên. Như thế, qua cấu trúc và lời văn rất tinh tế, truyện kể đã công bố căn tính kỳ diệu của Đức Giêsu, báo trước tác vụ của Ngài, việc các thủ lãnh dân Ngài chối bỏ và cũng báo trước việc dân ngoại gia nhập Giáo Hội. Tóm lại theo Claude Tassin, ta có ở đây dạng một “Phúc âm thu nhỏ”. Francois Broossiet tóm tắt: Lồng vào toàn thể Phúc âm Matthêu, ý nghĩa đoạn Phúc Âm này thật rõ ràng: Những người lẽ ra phải đón tiếp Đấng Cứu Thế do Thiên Chúa sai đến lại không nhận biết Ngài, kiến thức của họ thật vô bổ; Trái lại, dân ngoại đến nhìn nhận và thờ lại Ngài. Bị đa số dân Israel chối từ, được dân ngoại đón nhận, đề tài sẽ được nhắc lại nhiều lần trong suốt Phúc âm đã được loan báo ngay ở đây”.
II. BÀI ĐỌC THÊM:
1.Cả nhận loại được mời gọi (Gérard Bessière, Diêu siproche, ĐDB 1992).
Matthêu viết một truyện kể tưởng tượng, uyên bác và giàu biểu tượng ám chỉ đến cả quá khứ lẫn tương lai. Ngài đã dệt nên những đề tài mà Phúc âm của Ngài đã khai triển. Đây là 2 ông vua: bạo chúa khát máu ở Giêrusalem và trẻ thơ mới sinh ở Bêlem. Hêrôđê đã lầm khi lo sợ. Giêsu đâu đến để tranh cướp quyền hành chính trị. Danh hiệu vương đế chỉ đến với Ngài trong cuộc khổ nạn. Đức Giêsu là Vua thực thự, nhưng vượt xa những vương triều trần gian, trong thẳm sâu nơi người ta đón nhận hay chối từ Thiên Chúa. Truyện kể giúp ta hiểu điều đó Vị vua bé bỏng ở Bêlem sẽ bị bắt bớ, là những con người quyền lực, Ngài sẽ bị loại trừ. Matthêu cũng muốn cho thấy Đức Giêsu làm ứng nghiệm các lời Kinh Thánh và những lời sấm xa xưa. Chính Ngài là Đấng Israel mong đợi. Chính Ngài làm cho các thế kỷ chín mùi. Các đại giáo trưởng, các luật sỉ đã có mặt, nhưng họ không đi Bêlem. Sau này ta sẽ thấy họ đối mặt với Đức Giêsu. Rồi nhiều người trong bọn họ sẽ trở thành thù địch của Ngài. Chỉ có những người nước ngoài xa lạ đến phủ phục như ta làm trước mặt vua chúa hoặc trước mặt Thiên Chúa. Như thế Đức Giêsu được dân ngoại nhìn nhận, trái lại các vị đại diện dân Ngài không nhìn nhận mà còn tìm cách diệt trừ Ngài. Thế là ứng nghiệm lời sấm của Isaia 60,3-6 mà các hình ảnh được sử dụng lại sau này: “Các dân sẽ tiến về ánh sáng của ngươi và các vua chúa hướng về ánh bình minh của người… từng đoàn lạc đà tràn ngập ngươi… mọi người từ Saba sẽ đến đông đàng, hương và ca ngợi Đức Chúa”. Số mệnh phổ quát của Giêrusalem, sẽ được Đức Giêsu thực hiện. Các thủ lãnh dân Người sẽ ra sức tiêu diệt Người, nhưng vương quốc của Thiên Chúa sẽ được ban cho cả nhân loại. Còn những dân tộc, những thủ đô đang từ trên cao hướng về những Bêlem nhỏ bé của các quốc gia khác. Lễ Hiển Linh cho thấy toàn thể nhân loại được Thiên Chúa mời gọi, và đối với Thiên Chúa, tất cả nhân loại chỉ là một gia đình. Cách nhìn này nằm trong ký ức Kitô giáo như một nấm mem để xây dựng tương lai. Ta không thể đến gần Thiên Chúa mà không gặp gỡ các mục đồng và các đạo sĩ nghĩa là, những con người xa lạ vì khiêm tốn. Họ là nhân loại của Thiên Chúa.
2. Lên đường (Mgr. Lucien Daloz, Le Règne des cieux s’est approché, DDB 1994).
Họ từ dâu tới, các đạo sĩ đã khiến cả Giêrusalem xôn xao lên ấy? Họ lướt qua như ánh sao, những nhân vật kỳ bí mà người ta chỉ cho ta biết rằng họ đến từ phương Đông và họ theo đường khác mà trở về quê quán. Họ loan báo những người mà Đức Giêsu tiên báo: Nhiều người sẽ từ phương Đông, phương Tây đến ngồi vào bàn tiệc với Abraham, Isaac và Jacob trong Nước Thiên Chúa. . .(8,11). Hêrôđê dò hỏi các thượng tế, các luật sĩ nhưng không phải để đi đến thờ lạy trẻ sơ sinh. Ông chỉ nhìn thấy nơi con trẻ một địch thủ, một ông vua như mình, và ông tìm cách tiêu diệt Ngài. Có những người tìm kiếm như các đạo sĩ, lên đường như Abraham. Cũng có những người ngồi một chỗ như Hêrôđê. Muốn biết ư ông đã có các chuyên viên. Muốn tiêu diệt đối phương ư ông có cả ngàn quân lính dưới quyền. Thiên Chúa hướng dẫn những ai muốn tìm Người cách lạ lùng. Người trốn thoát khỏi những kẻ muốn tìm bắt Người không hung hãn chống lại những kẻ muốn huỷ” diệt Người . Người tự xoá mình đi và biến mất. . . Người ở đâu, Đức Giêsu ẩn dấu của thời đại. Trong làng quê heo hút nào, trong gia đình nghèo khó nào có ánh sáng Thiên Chúa mời ta nhận ra Người? “Ta đói các ngươi đã cho ra ăn… Thực, Ta bảo các ngươi: mỗi lần các ngươi làm cho một trong những người bé nhỏ nhất là anh em Ta đây, và các người làm cho chính Ta” (25,35- 40). Cả chúng ta nữa chúng ta cũng có lời Kinh Thánh: Ta đây không bị cám dỗ dùng lời Kinh Thánh để át giọng kẻ quấy rầy ư Đức Giêsu đâu để cho ta đền bù. Nếu ta muốn nắm láy Người để được an tâm, Người sẽ thoát khỏi tầm tay ta. Nếu ta chấp nhận lên đường kiếm tìm Người, ta sẽ như các nhà đạo sĩ, được đầy tràn niềm vui và tìm ”thấy Người truy tìm, thờ lạy, chiêm ngưỡng… với họ, lời sấm của Mikê không là những con chữ nằm chết.
Đọc kỹ Kinh Thánh thôi chưa đủ: còn phải để Kinh Thánh gợi hứng cho đời ta, để ta đem ra thực hành, để ta đặt mình dưới sự điều khiển của Kinh Thánh. Các luật sĩ và các thầy thượng tế biết lời sấm lầm chứ. Nhưng họ chỉ biết trưng dẫn mà thôi… Hêrôđê thì dùng Kinh Thánh để tìm cách giết hài nhi… Còn các đạo sĩ, bản thân chẳng biết Kinh Thánh, chỉ được Hêrôđê chỉ dẫn, đã lên đường tìm kiếm Đức Giêsu và họ đã gặp Người. Suốt dọc dài Tân ước, ta thấy biểu lộ mầu nhiệm này: dân ngoại quay về với Đức Kitô, trong khi các bậc thầy thông luật chối từ Người . . .Ta cũng vậy, cũng có nguy cơ lập lại lời Chúa mà chẳng lên đường. Trong khi đó, biết bao người khác đã đến gặp Đức Giêsu dù chẳng biết lời Người! Ta tự hào là những người hiểu biết, các thầy thông luật: vấn đề quan trọng là ta biết trở nên tôi tớ của lời Chúa. Nếu ta để Lời Chúa hướng dẫn, hoạt động trong trái tim và cuộc đời ta, Lời Chúa sẽ dẫn đưa ta đến nơi bí mật ấy, nới Đức Giêsu đang chờ đợi ta.