Suy niệm thứ Tư lễ Tro
SUNG SƯỚNG ĐƯỢC SỐNG DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI CHA
Chú giải của Fiches Dominicales
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
Đức Giêsu vùa nêu lên sự công chính mới đối lại với “Lẽ công chính của các kí lục và biệt phái” trong năm phản đề liên tiếp. Trong đoạn Tin Mừng dành cho lễ tro, Đức Giêsu đề cập đến ba cột trì cấu thành nền đạo đức do thủ giáo mà ta cũng gặp thấy trong mọi tôn giáo khác: bố thí ngày nay ta gọi là chia sẻ (1-4) cầu nguyện (5-6); và chay tịnh ( 16,18).
Thay vì hạ giá chúng, ở đâu, trước khi nói riêng từng điều một Ngài chỉ cho ta biết phải thực thi chúng với tinh thần : “Nếu các ngươi muốn nên công chính, hãy tránh làm những việc này trước mặt người đời để phô trương công chính đích thực hệ tại việc khuôn mình” theo thánh ý Thiên Chúa là Đấng duy nhất biết rõ tận đáy lòng người
1.Chia sẻ dưới ánh mắt Chúa Cha.
Claude Tassin giải thích : Là một trong những yếu tố nền tảng của Do thái giáo, bố thí giữ vai trò của những cơ quan tương trợ trong xã hội văn minh ngày nay, và diễn tả tình huynh đệ mà Giao ước đòi buộc giúp đỡ người nghèo sẽ xoá tội (Tob. 12, 9) và có giá trị như một lễ hi sinh (Sir.4, 6,7,10)”. (Tin Mừng theo thánh Matthêu, Centunon, 1991, tr. 72 ) Đức Giêsu không hề chối bỏ giá trị thiêng liêng này, nhưng ngài tố giác lối thực hành phô trương của nó. Bố thí phải được thực thi “không phải để được người ta ngợi khen không phải để quảng cáo chính mình (đúng nghĩa của giả hình là như vậy) nhưng “trong âm thầm”, phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa, Đấng đuy nhất có thể đánh giá cử chỉ : “Cha ngươi nhìn thấy điều ngươi làm âm thầm, và Ngài sẽ thưởng công cho ngươi”.
Đức cha Daloz nhìn nhận: “Nguy cơ mà Đức Giêsu đòi ta cảnh giác …nặng về bề ngoài cho người ta thấy…không phải là mối nguy hiểm hão huyền, ngay cả trong thời đại của chúng ta, dưới những hình thức tân thời… sự vô vị lợi, sự kín đáo, âm thầm trong những cộng đoàn Giáo Hội cũng chẳng dễ hơn trong các hiệp hội trần thế. các thành viên, các người hữu trách hay những nhà tôn chức, chúng ta chẳng thường bị cám dỗ giữ riêng cho mình những việc phục vụ hay những công trình mà ta đã đổ vào đó lòng quảng đại, để làm nổi bật trước mặt mọi người quyền hành và công đức của chúng ta đó sao… ” Đức Giêsu phán : “Thật, Ta bảo thật các ngươi, họ đã được thưởng công rồi”!.
Những gì ta không tìm cách giữ lại cho mình, Thiên Chúa có thể thu nhận, lòng quảng đại không mắc nợ…cử chỉ chia sẻ chỉ có ý nghĩa trọn vẹn trong tình yêu nhưng không, chỉ nình Thiên Chúa mới có thể tính được tình yêu và thước đo tình yêu là vô biên!”
2. Cầu nguyện dưới ánh mắt của Chúa Cha.
Cầu nguyện càng không thể được thực thi “cho người ta ngắm” “để khoe khoang trước mặt người đời” nhưng để nói với “Cha trong nơi kín ẩn” : “Cha ngươi thấu suốt việc ngươi làm trong nơi kín ẩn và Người sẻ thưởng công cho ngươi”.
Đức cha Daloz viết tiếp : “Đức Gíêsu không ngừng mời mọi ta có sự chính thực của tấm lòng, có sự sống nội tâm đích thực. Phải tích cực sử dụng những phương tiện để khi gặp gỡ riêng tư, cá nhân với Chúa Cha, ta không buồn chán… khi có một cuộc gặp gỡ quan trọng với Thiên Chúa, Đức Giêsu bảo ta lánh vào nơi kín đáo để tránh nguy cơ tìm kiếm ánh mắt con người thay vì ánh mắt Thiên Chúa. Cầu nguyện để được “người ta nhìn ngắm” thay vì cầu nguyện với Cha “Đấng thấu suốt tận đáy lòng”, là phá hỏng, là làm sai lạc mục đích của kinh nguyện; đó là một hình thức sùng bái ngẫu tượng, chuyển hướng lời kinh lên Đấng chí tôn thành sự thủ lợi cho riêng mình ” (Sách đã dẫn, tr.66).
3. Chay tịnh dưới ánh mắt Chúa Cha.
Cl.Tassin chú giải tiếp : “Chay tịnh, tự cơ bản là dấu chỉ sự tang chế, chẳng hạn, hằng năm, người ta kỉ niệm việc đền thờ bị phá hủy bằng một ngày ăn chay nhưng người Do thái đạo đức nhận biết còn có một lý do chay tịnh khác, nghiêm trọng hơn những tai họa của quốc gia, đó là tội lỗi, cái chết thực sự của mối tương giao sống động với Thiên Chúa. Những nhórn hội tôn giáo giữ nhiều ngày chay tịnh thống hối, như người biệt phái giữ chay hai lần một tuần; người ta thêm vào đó những dấu hiệu tang tóc đặc biệt : không tắm rửa, không xức dầu thơm. ” .(Sách đã dẫn, tr. 77)
Đức Giêsu không hề chối bỏ giá trị của chay tịnh. Nhưng Ngài cảnh giác các tông đồ chống lại việc giữ chay để khoe khoang. Phải giữ chay, không phải để thu hút những cái nhìn thán phục của người khác, và để tỏ ra mình là người tốt” , nhưng người ta phải phó thác hoàn toàn dưới cái nhìn của Chúa Cha : “Cha ngươi biết điều ngươi làm trong nơi kín đáo : Ngài sẽ thưởng công cho ngươi”. Hơn một lần, khi tường thuật lại những lời của Đức Giêsu, thánh Mátthêu muốn thuyết phục các tín hữu, còn trung tín với tập tục này rằng người không chấp nhận việc tìm cách xây dựng danh tiếng cho mình thay vì phó thác theo thánh ý Chúa Cha.
Đức cha Daloz còn xác quyết : “Nguy cơ giả hình, nhưng thực chất, không hề đe dọa chúng ta, cần có một nhận thức khác để giữ cho việc chay tịnh Kitô giáo ý nghĩa đích thực của nó. Trong một thế giới lẫn lộn giữa tôn giáo và trần tục, thái độ của niềm tin đích thực đòi ta hiểu rõ ý nghĩa ấy của chay tịnh. Chỉ cần trở về với giáo huấn của Đức Giêsu là đủ. Chay tịnh mà Ngài nói ở đây trước tiên không phải là một sự thanh tẩy hay giải phóng cá nhân, một nỗ lực, một sự khổ hạnh để dược tự chủ hơn, nó cũng không chỉ là sự giải phóng của tinh thần nhờ sự thiếu thốn của thân xác, để ta có thể chiêm ngắm tốt hơn những thực trại thiêng liêng. Đức Giêsu cũng không hề coi nó là một phương cách để liên đới với những người đói hay là một sự thiếu thốn để dễ bề chia sẻ. Tất cả những điều đó điều tốt và hữu ích và Hội Thánh, phụng vụ, và các tác giả tu đức . . .căn dặn chúng ta như vậy. Chay tịnh đích thực giúp ta hết tự quí, giúp ta lột trần mình trước mặt Thiên Chúa. Đây không phải một thành tích thiêng liêng…. Đây là phương thế giúp ta nên hèn mọn trước măt Chúa một của lễ là chính con người của ta khi cố gắng sống khổ hạnh, nhưng theo ơn thiêng mà chính Thiên-Chúa ban cho kẻ, trong đêm tăm tối và trần trụi, tin yêu và tâm tưởng, phô mình dưới ánh mắt Ngài, không kiếm tìm kết quả nào… như kinh nguyện, như bố thí, sự chay tịnh đích thực mà Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của mình diễn ra trong cảnh kín đáo của mối tương giao với Chúa Cha, trong cảnh kín đáo của niềm tin” (Sách đã dẫn, tr.82)
II. BÀI ĐỌC THÊM :
“Dưới ánh mắt Chúa Cha“: J’guillet, “Đức Giêsu trong niềm tin của các môn đệ tiên khởi” (Desclĩe de Brouwer,1995,p. 119-120. )
Nếu các môn đệ đã học được cách gọi Thiên-Chúa là Cha một cách đơn sơ, thì chính là do Đức Giêsu đã biết cách giúp họ chia sẻ kinh nghiệm phụ tử của nình. Và bài giảng trên núi còn vọng lại trong ta sự chia sẻ này. Với sự xác quyết độc nhất vô nhị của Đức Giêsu khi nói về Cha anh em như một thực tại mà họ đã từng biết, theo kiểu gặp gỡ song phương giữa Thiên-Chúa và con cái người, thân thiết như một người Cha chú tâm đến con người với tất cả những nhu cầu của họ. Mối thân thiết song phương này bừng lên trong điệp khúc được lập đi lập lại ba lần trong bài giảng : Cha ngươi nhìn thấy ngươi, đây là ba loại việc lành, không được ghi trong Lề luật, lưng là cách mà những người Do thái đạo đức nhất tìm được dịp chứng tỏ lòng quảng đại của nình, và “vượt lên trên” sự công chính theo lề luật : cầu nguyện, bố thí và chay tịnh Đức Giêsu không hề kết án lòng quảng đại mà Ngài sẽ đề nghị các môn đệ mình làm thêm ấy. Nhưng Ngài cảnh giác họ chống lại sự khoe khoang của những kẻ “giả hình” chỉ tìm cách thu hút sự thán phục của quần chúng. Và cả ba lần, Ngài đối chọi cái nhìn hời hợt của con người với cái nhìn xác đáng của Đấng mà Ngài gọi bằng một tên mới : Cha của anh.
Còn ánh, khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo: Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
Còn anh khi cầu nguyện hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả công cho anh. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa măt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo và Cha của anh Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả công cho anh. (Mt 6,4.6.18).
Điều mà Cha có thể trả công cho con cái mình, không phải là một sự tương xứng mà ta có thế cân đong đo đếm, một phần thưởng trả cho những nỗ lực của chúng mà có thể nói, đây là lời đáp trả cho những cử chỉ của chúng: chúng dâng cho Thiên Chúa món quà bé nhỏ của chúng, để đổi lấy nụ cười của người như những trẻ thơ vẫn làm, và Cha đáp trả chúng bằng nụ cười mênh mang như tình yêu của một vị Thiên-Chúa”.