Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật VIII Thường niên A
KHÔNG AI CÓ THỂ LÀM TÔI HAI CHỦ
Chú giải của Noel Quesson
Ngày nay, một cách đọc Tin Mừng hời hợi thật ra sẽ có hại. Đức Giêsu có lên án tiền bạc không? Người có khuyên người ta vô lo và lười viếng không? Đức Giêsu có thể có lý khi khuyên một người cha trong gia đình đang thất nghiệp đừng lo lắng cho ngày mai không? Khi cho ví dụ “chim trời không gieo, không gặt”, Đức Giêsu có bảo các bà mẹ. Trong gia đình đừng chuẩn bị các bữa ăn, đừng mua lương thực không? Có thật là Người bảo những người nghèo đôi khi thiếu cá nhưng nhu cần thiết phải chờ một phép lạ của sự quan phòng để không chết đói. Từ đó, Đức Giêsu chẳng phải là một con người hiền lành mơ mộng mà ngôn ngữ mang chất thi ca là một thứ trò chơi không có thật, không thể nào phù hợp với thực tế khắc nghiệt của kinh tế và những vấn đề nghiêm túc của việc phân chia các tài nguyên hay sao?
Hẳn ở đây phải có một ngộ nhận. Lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu những lời của Chúa.
“Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dễ chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được…”.
Thật là tai hại khi những dịch giả đã không dám giữ lại ở đây một chữ, quả thật là huyền bí mà Đức Giêsu chắc chắn đã sử dụng. “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Mam-mon…”. Từ ngữ này bằng ngôn ngữ A-ram đã được Matthêu giữ lại trong bản văn Hy-lạp bởi vì chắc đúng là do chính Đức Giêsu nói ra bằng tiếng mẹ đẻ của Người là tiếng Aram. Trong ngôn ngữ này; “Mam-mon” có nghĩa cụ thể là “tiền bạc”, “thu hoạch”, “lợi nhuận”, “sự giàu có”. Khi đặt “Thiên Chúa” đối lập với “Tiền Của”, Đức Giêsu dường nhu muốn nhân cách hóa tiền bạc… làm nó thành một thứ ngẫu tượng. Người ta có cảm tưởng rằng Đức Giêsu nghĩ đến “Tiền Của” như đó là đối thủ của Thiên Chúa, một cách diễn tả cụ thể về Xa-tan, “Ông Hoàng của thế gian này” bắt con người làm nô lệ và cố gắng đoạt chỗ của Thiên Chúa…Để hiểu rõ tư tưởng của Đức Giêsu, chúng ta cũng ghi nhận ở đây hai từ quan trọng. Người nói về “chủ”.. về “làm tôi”… Từ “chữ” dịch từ “kurios” thường có nghĩa là “Đức Chúa”. Từ “làm tôi” dịch từ “douleuô”‘ có nghĩa là “làm nô lệ”. Những nhận xét ấy làm chúng ta phải nghĩ rằng Đức Giêsu không chống lại tiền của một cách ngây thơ và không thực tế. Ở Nagiaret, Người đã có một nghề nghiệp: Người đã trải ” qua kinh nghiệm kiếm sống đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Và cũng như hai mươi gia đình tạo thành ngôi làng nhỏ miền quê ấy; “Người cũng phải sở hữu ít đồng ruộng và một vài gia súc. Đức Giêsu hoàn toàn biết rằng tiền bạc có ích trong các giao dịch thương mại. Người không có phản ứng sơ đẳng chống lại các ngân hàng,. hoặc các đồng tiền hoặc tiền thuế hoặc những người thu thuế! Điều này là một phần của đời sống Người và chúng ta các dụ ngôn..của Người: “Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi “. Người bảo họ: “Thế thì của Xêda, trả về Xêda” (Mt 22,19). Trong dụ ngôn những nén bạc và của cải chôn giấu Đức Giêsu còn khuyên những kẻ nghe Người nói “đem số tiền của họ gởi vào ngân hàng?. Đức Giêsu luôn tự đo đối với mọi ý thức (Matthêu 25,27).
Không, Đức Giêsu không lên án tiền của tự thân, trong việc sử dụng bình thường của tiền của. Trái lại, không có từ ngữ nào đủ mạnh để lên án “sự nô lệ cho tiền của”: Anh em không thể làm tôi Mam-mon! anh em không có quyền làm mình trở thành nô lệ của ông chủ đáng sợ đó. “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có!” (Luca 6,24). “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất: vì kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Matthêu 6,19). “Hãy đi bán tài sản của mình” (Mt 19,21). Những lời ấy rất mạnh mẽ, những không lỗi thời và cổ lỗ: sự nô lệ cho tiền của là một bệnh “ung thư” thật sự của xã hội chúng ta. Nhắc lại như thế là việc tầm thường. Nền văn minh Phương Tây đang tự phá huỷ chính mình dưới nhịp độ dữ dội mà cuộc chạy đua đuổi theo cái “tiện nghi”, cái “xa hoa”, những đồ dùng lạ mắt bắt ép nền văn minh ấy. Chính con người trở thành nền văn minh của ‘đồ bỏ đi ấy của Xa-tan’: tiện nghi, xa hoa, những đồ dùng lạ mắt bắt ép nền văn minh ấy. Chính con người trở thành nạn nhân của “đồ bỏ đi ấy của Xa-tan” như cách gọi của tác giả người Ý, Papini. Biết bao nhiêu nhà doanh nghiệp có một cuốn lịch đen ghi các cuộc hẹn gặp nhưng không bao giờ còn sống chung với vợ và con cái của họ nữa? Càng không còn sống với Thiên Chúa! Còn nói gì về sự “phung phí” các nguồn tài nguyên của hành tinh này có nguy cơ làm ghẹt thở nhân loại của thế kỷ XXI? Còn nói gì về sự “cướp bóc” các nước thuộc thế giới thứ ba bởi các nước giàu có?
Không, tiền của không có mùi thơm. Đó là một quyền lực của cái ác đáng sợ khi nó “nô lệ hóa” Một người nào. Giá một chiếc xe tăng đủ để mua lương thực cho hàng trăm ngàn người đói khát!!! Và chúng ta không hề xấu hổ. Một máy bay siêu thanh khu trục và ném bom có giá bằng 40.000 nhà thuốc tây ở các làng mạc để cứu sống những em nhỏ!!! Và chúng ta không hay biết. Tiền của lẽ ra phải là một “đầy tớ” tuyệt vời, hiện đang là một “ông chủ” xấu.
“Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn, cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?”.
Công thức “đừng lo” sẽ trở lại bốn lần trong một vài hàng. Quả thật, sự “lo lắng” là một trong những hình thức nô lệ mà của cải kéo theo nó. Theo thống kê, thế giới Phương Tây hiện đại rất dễ bị tổn thương bởi chúng nhồi máu cơ tim và trầm uất thần kinh hơn phần còn lại của thế giới. Dường như Đức Giêsu muốn nói: Hãy nắm lấy đời sống ở khía cạnh tốt đẹp. Anh em hãy sống, nhưng hãy sống đi! Anh em dùng thời gian của mình để chạy, để lúc nào cũng có được nhiều tiền hơn: thỉnh thoảng anh em hãy dùng thời gian để sống! Và Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta trật tự rõ ràng của các giá trị. Lương thực, quần áo dù rất cần thiết… cũng chỉ để phục vụ sự sống! Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, trong một thông điệp của ngài đã nhắc lại những nguyên tắc ấy về sự khôn ngoan của Tin Mừng: “Ý nghĩa nền tảng sự thống trì của con người trên thế giới hữu hình…. chủ yếu là sự ưu tiên
Của luân lý (đạo đức) trên kỹ thuật, vị trí hàng đầu của con người trên đồ vật, sự ưu việt của tinh thần trên vật chất… Điều quan trọng là sự phát triển của con người chứ không chỉ là sự tăng bội của các đồ vật… Thà có ít hơn để hiện hữu nhiều hơn”.
“Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho, thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vùa Sa-lô-môn, đủ vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế thì huống hồ là anh em, Ôi những kẻ kém tin?”.
Những hình ảnh này không thể nào quên được. Nhưng chúng quá ấn tượng nên người ta có thể hiểu sai. Các bạn hãy đọc lại những lời ấy. Đức Giêsu không bao giờ nói rằng không nên làm việc. Đức Giêsu không bao giờ khuyến khích người nghèo đi xin xỏ hoặc nằm chờ sung rụng. Người không đề cao sự vô lo hoặc thói lười biếng. Thật là quá đáng. Có một thu “tôi mặc kệ”. nào đó làm cho chính những người khác phải mang lấy những lo lắng vì chúng ta vô lo, chúng ta chất lên đầu họ. Trái lại, có những lo lắng, do lòng thương yêu người khác, những người mà chúng ta có trách nhiệm: Tin Mừng bảo chúng ta nhận lấy những lo láng này trên vai chúng ta như người ta vác một cây thập giá. Vả lại, nếu Đức Giêsu nói: “Anh em chớ làm gì cả, cư vô tích sự đi…” thì tại sao trong toàn bộ Kinh Thánh ngay từ đầu, Chúa đã nói điều ngược lại. Chương đầu tiên của sách Sáng Thế cho chúng ta lệnh truyền “hãy thống trị đất và bắt nó phục tùng”. Thật ra Đức Giêsu khẳng định: “Vì thợ đáng được nuôi ăn” (Matthêu 10,10). Điều này được hiểu ngầm rằng người nào không làm việc, người đó không có quyền ăn như lời Thánh Phaolô đã kết luận (2 Thê-xa-lô-ni-ca 3,10). Và cũng phải đọc lại lời lên án nghiêm khắc của..người đã không làm sinh lợi nén bạc mà người đó đã nhận (Matthêu. 25,14-30). “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài”.
Vậy Đức Giêsu muốn nói điều gì? Khi Người nói “lo lắng mà làm gì?”.
Thế thì người nói một điều thật sự rất tốt cho mỗi người-chúng ta: Người bảo chúng ta phải thư giãn một chút phải chống lại sự căng thẳng thần kinh thái quá…
Người bảo chúng ta phải làm việc như “chim trời và hoa cỏ ngoài đồng”: Các bạn hãy nhìn kỹ chúng… hãy nhìn hoạt động và các sự khéo léo mà chúng sử dụng để sống, để nuôi thân, để có nới trú ẩn? Và rồi Đức Giêsu nói với chúng ta nhiều nhất về Chúa Cha: anh em còn đáng giá hơn tất cả những tạo vật khác, vậy mà Người đã chăm lo cho chúng với sự chính xác.
“Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó dân ngoài vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”.
Tất cả lập luận của Đức Giêsu nhằm mời gọi chúng ta chớ quá lo lắng dựa trên một sự tin chắc của đức tin: Cha anh em “biết”? Trước đó, Người đã nói về sự cầu nguyện: “anh em đừng lải nhải như dân ngoại, vì Cha anh em đã “biết” rõ anh em cần gì (Matthêu 6,8). Hai quan niệm về Thiên Chúa đối lập nhau: Thiên Chúa ma thuật của những dân ngoại… và Thiên Chúa là Cha yêu thương con cái Người. Con người theo Đức Giêsu không hề là một người “vô lo”… mà chính là con người đã thay đổi mối lo! Người ấy đã trở nên say mê Nước Thiên Chúa: “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa!”.
Làm tôi tớ cho Mam-mon trên thực tế là chỉ lo cho chính mình. Còn phục vụ cho Thiên Chúa là bắt đầu phục vụ tình yêu, là được tự do…
“Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ đề ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ về ngày ấy”.
Một câu châm ngôn bình dân. Đức Giêsu biết mình nói về điều gì. Cả cuộc đời, Người đã sống như thế. Đúng vậy Tại s ao lại thêm vào những lo lắng của hôm nay những lo lắng của ngày mai? Như thế, người ta sống mỗi ngày với nỗi sợ hãi những bất hạnh là có lẽ sẽ không đến. Chỉ cần sống những lo lắng mỗi ngày… ngày mai rồi sẽ biết! Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa.