WHĐ (01.12.2013) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông huấn Evangelium Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) vào ngày 24-11-2013, đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, cũng là ngày bế mạc Năm Đức Tin. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Văn phòng Tổng thư ký HĐGMVN, về Tông huấn này. Xin trân trọng giới thiệu.
***
WHĐ: Đức Thánh Cha Phanxicô vừa ban hành Tông huấn mới, Đức cha đã đọc chưa?
Đức cha Phêrô: Vâng, tôi vừa mới đọc qua một lần, nhưng chắc là phải đọc lại kỹ hơn, không chỉ một lần mà nhiều lần.
WHĐ: Tại sao?
Đức cha Phêrô: Vì Tông huấn này rất dài, 217 trang sách, chia ra làm 5 chương. Quan trọng hơn nữa là vì Tông huấn rất súc tích, không chỉ đơn thuần là bản đúc kết những đề nghị của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XIII về Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo, nhưng còn là cơ hội để Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày tầm nhìn, suy tư và thao thức của riêng ngài về sứ vụ Phúc-Âm-hóa của Hội Thánh.
WHĐ: Đức cha có thể chia sẻ những cảm nghĩ đầu tiên của Đức cha khi đọc Tông huấn này không?
Đức cha Phêrô: Tuyệt vời! Đức Thánh Cha Phanxicô đúng là nhà lãnh đạo lớn. Không những ngài trình bày cho chúng ta tầm nhìn rất lớn về sứ vụ Phúc-Âm-hóa, mà còn chỉ dạy những nẻo đường cụ thể để chu toàn sứ vụ trong hoàn cảnh hiện tại của thế giới và Hội Thánh.
WHĐ: Xin Đức cha trình bày chi tiết hơn về nhận định này.
Đức cha Phêrô: Trong Tông huấn, nhiều lần Đức Thánh Cha dùng động từ “mơ” (Tôi mơ ước…). Cũng vì thế, có tác giả so sánh Tông huấn này của ngài với bài thơ nổi tiếng “I dream” của Martin Luther King. Động từ “mơ ước” diễn tả tầm nhìn (vision) của Đức Thánh Cha về một Hội Thánh lên đường loan báo Tin Mừng, dù phải mang thương tích, hơn là một Hội Thánh chỉ lo tự vệ và co cụm lại với những vấn đề của nội bộ (x. số 49).
Từ tầm nhìn ấy, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ cho thấy sứ mệnh (mission) của Hội Thánh là phải canh tân, đổi mới chính mình trên mọi bình diện và ở mọi mức độ: giáo xứ, các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, giáo phận, và cả Tòa Thánh nữa (vd. chủ trương trung ương tập quyền cách quá đáng). Đó chính là điều mà Thượng Hội đồng Giám mục khóa XIII gọi là “hoán cải mục vụ”, hoán cải từ trong tâm thức, cách suy nghĩ đến phương pháp làm mục vụ.
Rồi từ tầm nhìn và sứ mệnh nói trên, Đức Thánh Cha đề nghị những hành động cụ thể (action) và nói rất chi tiết, từ đời sống thiêng liêng của sứ giả Tin Mừng đến bài giảng của linh mục trong Thánh Lễ, cho đến sự dấn thân phục vụ người nghèo, và tinh thần đối thoại trong đời sống xã hội. Trong mỗi lãnh vực, ngài không chỉ ngừng lại ở suy tư lý thuyết nhưng luôn luôn bàn đến điều mà ngài gọi là hiệu quả mục vụ (pastoral consequences) hoặc những hàm ngậm thực hành (practical implications).
WHĐ: Vậy theo Đức cha, Tông huấn này có liên quan gì đến định hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong những năm sắp tới không?
Đức cha Phêrô: Có thể tôi chủ quan, nhưng thật sự tôi cảm nhận đây đúng là sự quan phòng của Chúa. Trong Thư Chung 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra kế hoạch mục vụ 3 năm về Phúc-Âm-hóa; khi đó, Tông huấn chưa được ban hành. Tuy nhiên khi đọc Tông huấn, tôi thấy đây là tài liệu hết sức quý giá, giúp chúng ta khai triển định hướng mục vụ của Hội Thánh tại Việt Nam trong 3 năm sắp tới. Cho phép tôi hình dung cách cụ thể thế này.
Trong năm 2014, chúng ta kêu gọi Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình. Thông thường chúng ta chỉ nghĩ đến việc đem tinh thần Phúc Âm vào đời sống gia đình, đương nhiên là cần thiết rồi, nhưng mình ít nhấn mạnh đến việc chính gia đình Công giáo phải là tác nhân của Phúc-Âm-hóa. Thế thì chương 1 và chương 3 của Tông huấn bổ túc cho chúng ta rất nhiều.
Trong năm 2015, chúng ta nhấn mạnh đến Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn, cũng trùng hợp với chọn lựa của Tòa Thánh, chọn năm 2015 là Năm của Đời sống thánh hiến. Các linh mục coi xứ nói riêng và các giáo xứ nói chung có thể học được biết bao điều bổ ích từ chương 3 và chương 5 của Tông huấn.
Cuối cùng, năm 2016 được HĐGM VN đề nghị là năm Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội. Chương 4 của Tông huấn về “Chiều kích xã hội của Phúc-Âm-hóa” rõ ràng là tấm bảng chỉ đường cho suy nghĩ và hành động cụ thể của chúng ta.
WHĐ: Đức cha đã viết bài Tìm hiểu Thông điệp Lumen Fidei, vậy Đức cha có định viết bài tìm hiểu Tông huấn Evangelii Gaudium không?
Tại Giáo phận Bà Rịa, Nhà thờ Mồ được chọn làm nơi hành hương cho các tín hữu trong năm thánh. Nhà thờ Mồ nằm cách Nhà thờ Chánh Toà hiện nay khoảng 300m, trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa. Nơi đây ghi danh 288 vị anh hùng đức tin, và ghi dấu nhiều tín hữu vô danh khác, đã đổ máu đào làm nên lịch sử hào hùng cho mảnh đất Bà Rịa.
Chúng ta cùng lần giở lại những trang sử hào hùng cách đây gần 150 năm, để nhìn thấy dòng máu đỏ đã tuôn trào, làm nảy sinh và tăng trưởng bao thế hệ tín hữu. Năm 1861 – 1862 được ghi dấu là 2 năm lửa máu của Phước Tuy, tên gọi trước kia của Bà Rịa. Chính quyền thời đó ngờ vực người Công giáo theo Tây, cụ thể là các nhà sừa sai ngoại quốc cùng các binh sĩ Pháp và Tây Ban Nha, nên đã ra sức lùng bắt các tín hữu. Có khoảng 700 tín hữu đã bị bắt và giam vào 4 ngục thất: Ngục Chánh tại làng Phước Lễ, giam 300 nam tín hữu. Ngục thứ Hai cách ngục Phước Lễ khoảng hơn 3000 thước, dọc theo con đường Bà Rịa – Xuân Lộc. Nơi đây giam giữ 135 tín hữu. Ngục thứ Ba cách Phước Lễ độ hơn 5000 thước, trên đường hướng về Đất Đỏ, Long Điền. Có 140 tín hữu đã bị giam giữ tại đây. Ngục thứ Tư trong làng Phước Thọ, trung tâm Họ Đất Đỏ, là nơi giam giữ 125 nữ tín hữu và trẻ con.
Thế rồi ngày hạnh phúc của các tín hữu đã đến. Ngày 7 tháng Giêng dương lịch năm 1862, người Pháp dẫn binh chiếm Phước Tuy, chính quyền địa phương tưởng rằng họ tiến vào giải thoát các tín hữu nên đã phóng hỏa 4 ngục thất. Ngoài một số tín hữu thoát thân, có tất cả 444 vị đã bị chết trong cuộc thiêu sinh đó. Sau vài tháng tạm yên ổn, cuối năm 1862, một cuộc bắt bớ khác lại tái diễn ở vùng Gò Sầm, Đất Đỏ. Một cuộc lùng sục, truy đuổi các tín hữu lại diễn ra, chủ yếu vùng Đất Đỏ và Họ Thôm (Long Tâm). Lần bách hại này tuy ngắn ngủi nhưng cũng gần 200 tín hữu đã bị sát hại.
Tuy vậy, đúng như lời Chúa nói: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nếu chết đi thì nó mới sinh được nhiều bông hạt khác. Các tín hữu đã nằm xuống vì đức tin, giọt máu của các ngài đã thấm vào mảnh đất Bà Rịa, làm đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái là bao thế hệ Kitô hữu. Đạo Công giáo dần dần phục hưng và phát triển trên mảnh đất Bà Rịa. Những năm sau đó, nhiều linh mục, trong đó có các Cha Cố người ngoại quốc, đã lần lượt đến để đồng hành, chăm sóc các tín hữu.
Đặc biệt, Họ Bà Rịa vinh dự được Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (sau này là Giám mục tiên khởi của Giáo hội Việt Nam) coi sóc từ năm 1917 đến 1926. Nhiều họ đạo đã được thiết lập, nhiều nhà thờ và các cơ sở tôn giáo như trường học, đất thánh, lầu chuông, phòng thuốc,…cũng dần xuất hiện. Các cử hành phụng vụ, các sinh hoạt giáo hội tại các họ đạo cũng ngày càng phát triển về quy mô và số lượng. Đặc biệt, ngày càng có nhiều anh chị em lương dân tìm đến với Giáo hội để được học giáo lý và lãnh nhận Bí tích Khai tâm Kitô giáo.