Chúng ta kể công tính toán với Chúa vì một chút việc lành mà nhờ ơn Chúa chúng ta đã thực hiện được, trong khi đó lại bỏ quên biết bao nhiêu hồng ân mà Ngài vẫn thường ban xuống cho chúng ta từng giây từng phút …
Một buổi chiều nọ, trong khi bà mẹ đang chuẩn bị bữa cơm chiều thì cậu con út từ trường về trao cho mẹ một tờ giấy, bài thực tập kế toán của cậu ở trường. Bà mẹ lau tay và chậm rãi đọc những gì cậu bé đã viết trên tờ giấy. Bà mẹ đọc thấy gì?
Cậu bé ghi trên tờ giấy những việc nhỏ bé cậu đã làm suốt ngày với số tiền lương y như các dịch vụ những người lớn thường làm. Cậu bé ghi lại cách rất tỉ mỉ:
(1)
– cắt cỏ trong sân vườn trước nhà buổi chiều thứ bảy . . . . 5 đồng
Ðọc xong tờ giấy báo trình các dịch vụ, bà mẹ nhìn con út đang đợi như để được lãnh tiền lương, nhưng bà mẹ không nói một lời, bà bước tới lấy cái bút, ngồi xuống lật tờ giấy của cậu bé và lặng lẽ viết:
– những lần thức trắng đêm cầu nguyện bên giường khi con đau ốm: . . . . . . . . miễn phí
– bao nhiêu mồ hôi nước mắt vất vả nuôi con ăn học cho tới ngày hôm nay: . . . miễn phí
– biết bao khổ đau trong quá khứ và còn phải lo cho tương lai của con: . . . . . . . miễn phí
Tổng cộng là tất cả tình thương mẹ vẫn ôm ấp cho con luôn mãi: . . . . . . . . . . . miễn phí
Viết xong bà mẹ trao lại mảnh giấy cho con. Cậu bé đọc đi đọc lại từng hàng chữ rồi ngước mắt nhìn lên mẹ, và hai hàng nước mắt bắt đầu chảy dài trên gò má cậu bé, cậu bé cảm động nói với giọng cương quyết:
– Mẹ ơi! con xin lỗi mẹ, con thương mẹ lắm.
Rồi cầm lấy bút của mẹ trên tay. Cậu bé viết tiếp ngay dưới hàng chữ của mẹ với những chữ thật lớn: con sẽ báo đền công ơn mẹ đến cùng.
*
* *
Quí vị và các bạn thân mến,
Hai tờ hóa đơn, hai cái nhìn, hai cách nhận và cách cho. Người làm ơn không tính toán hơn thiệt, kẻ thụ ơn lại kể lể đòi được trả công. Câu ca dao Việt Nam: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cũng nói lên cách sâu xa công ơn trời bể của cha mẹ làm sao con cái có thể đền đáp hết được nếu không phải là qua cách sống xứng với địa vị con người để khỏi phụ bạc công ơn của cha mẹ. Thế nhưng, cử chỉ của cậu bé trên đây cũng phản ảnh phần nào thái độ nội tâm của mỗi người chúng ta đối với Thiên Chúa là cha trong cách sống và nhất là trong lời cầu nguyện. Chúng ta kể công tính toán với Chúa vì một chút việc lành mà nhờ ơn Chúa chúng ta đã thực hiện được, trong khi đó lại bỏ quên biết bao nhiêu hồng ân mà Ngài vẫn thường ban xuống cho chúng ta từng giây từng phút. Chúng ta cầu nguyện chỉ mong được ơn này ơn kia hơn là cảm tạ ngợi khen Chúa vì tình yêu vô biên của Chúa, chúng ta cầu nguyện chỉ mong được ơn này ơn kia hơn là cảm tạ ngợi khen Chúa vì tình yêu vô biên của Chúa, chúng ta toan tính những điều mình thấy trước mặt, nhưng Thiên Chúa nhìn xa thấy rộng và chính vì thương yêu chúng ta thật tình nên nhiều lúc không ban ơn như lòng chúng ta mong muốn, nhưng lại muốn dành để cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn mà chúng ta không thể hiểu được, cũng không thể nhìn thấy được với cái nhìn hạn hẹp của con người.
Lạy Chúa, con sẽ lấy gì để cảm tạ hồng ân bao la và tình thương vô biên của Chúa đối với con. Tất cả đời sống là kỳ công nhiệm mầu của Chúa và tình yêu của Chúa là một sự mới lạ không ngừng, bắt đầu từ cái nhìn trong sáng của đứa trẻ sơ sinh, đến sự phát triển điều hòa của từng tế bào và mỗi cơ phận trong thân thể của con.
Con cám ơn Chúa vì món quà của trí thông minh, sự cởi mở của tâm hồn, sự sâu đậm của tâm tình, sự bén nhạy và những sự thúc đẩy bên trong của tâm hồn.
Cám ơn Chúa vì khả năng hoạt động và còn biết bao nhiêu sự tín nhiệm khác gói ghém trong đời sống mỗi người.
Xin Chúa đừng để con dửng dưng khinh thường hồng ân của Chúa. Nhưng xin giúp con luôn biết chuyên cần phát triển những món quà Chúa ban để thực sự nói lên tấm lòng biết ơn và ước muốn đền đáp tình thương của Chúa. Amen.
Tại Giáo phận Bà Rịa, Nhà thờ Mồ được chọn làm nơi hành hương cho các tín hữu trong năm thánh. Nhà thờ Mồ nằm cách Nhà thờ Chánh Toà hiện nay khoảng 300m, trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa. Nơi đây ghi danh 288 vị anh hùng đức tin, và ghi dấu nhiều tín hữu vô danh khác, đã đổ máu đào làm nên lịch sử hào hùng cho mảnh đất Bà Rịa.
Chúng ta cùng lần giở lại những trang sử hào hùng cách đây gần 150 năm, để nhìn thấy dòng máu đỏ đã tuôn trào, làm nảy sinh và tăng trưởng bao thế hệ tín hữu. Năm 1861 – 1862 được ghi dấu là 2 năm lửa máu của Phước Tuy, tên gọi trước kia của Bà Rịa. Chính quyền thời đó ngờ vực người Công giáo theo Tây, cụ thể là các nhà sừa sai ngoại quốc cùng các binh sĩ Pháp và Tây Ban Nha, nên đã ra sức lùng bắt các tín hữu. Có khoảng 700 tín hữu đã bị bắt và giam vào 4 ngục thất: Ngục Chánh tại làng Phước Lễ, giam 300 nam tín hữu. Ngục thứ Hai cách ngục Phước Lễ khoảng hơn 3000 thước, dọc theo con đường Bà Rịa – Xuân Lộc. Nơi đây giam giữ 135 tín hữu. Ngục thứ Ba cách Phước Lễ độ hơn 5000 thước, trên đường hướng về Đất Đỏ, Long Điền. Có 140 tín hữu đã bị giam giữ tại đây. Ngục thứ Tư trong làng Phước Thọ, trung tâm Họ Đất Đỏ, là nơi giam giữ 125 nữ tín hữu và trẻ con.
Thế rồi ngày hạnh phúc của các tín hữu đã đến. Ngày 7 tháng Giêng dương lịch năm 1862, người Pháp dẫn binh chiếm Phước Tuy, chính quyền địa phương tưởng rằng họ tiến vào giải thoát các tín hữu nên đã phóng hỏa 4 ngục thất. Ngoài một số tín hữu thoát thân, có tất cả 444 vị đã bị chết trong cuộc thiêu sinh đó. Sau vài tháng tạm yên ổn, cuối năm 1862, một cuộc bắt bớ khác lại tái diễn ở vùng Gò Sầm, Đất Đỏ. Một cuộc lùng sục, truy đuổi các tín hữu lại diễn ra, chủ yếu vùng Đất Đỏ và Họ Thôm (Long Tâm). Lần bách hại này tuy ngắn ngủi nhưng cũng gần 200 tín hữu đã bị sát hại.
Tuy vậy, đúng như lời Chúa nói: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nếu chết đi thì nó mới sinh được nhiều bông hạt khác. Các tín hữu đã nằm xuống vì đức tin, giọt máu của các ngài đã thấm vào mảnh đất Bà Rịa, làm đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái là bao thế hệ Kitô hữu. Đạo Công giáo dần dần phục hưng và phát triển trên mảnh đất Bà Rịa. Những năm sau đó, nhiều linh mục, trong đó có các Cha Cố người ngoại quốc, đã lần lượt đến để đồng hành, chăm sóc các tín hữu.
Đặc biệt, Họ Bà Rịa vinh dự được Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (sau này là Giám mục tiên khởi của Giáo hội Việt Nam) coi sóc từ năm 1917 đến 1926. Nhiều họ đạo đã được thiết lập, nhiều nhà thờ và các cơ sở tôn giáo như trường học, đất thánh, lầu chuông, phòng thuốc,…cũng dần xuất hiện. Các cử hành phụng vụ, các sinh hoạt giáo hội tại các họ đạo cũng ngày càng phát triển về quy mô và số lượng. Đặc biệt, ngày càng có nhiều anh chị em lương dân tìm đến với Giáo hội để được học giáo lý và lãnh nhận Bí tích Khai tâm Kitô giáo.