Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật XXIX Thường niên C
BỔN PHẬN CẦU NGUYỆN
Dụ ngôn quan tòa bất chính được Chúa kể liên hệ trực tiếp đến sự giáo huấn các môn đệ về sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vẫn có giá trị khích lệ các tín hữu cầu nguyện qua mọi thời đại. Lý luận là thế này : nếu một quan án bất chính, không sợ trời và cũng chẳng nể người, mà rồi cũng phải nhượng bộ trước lời kêu nài của một bà góa, thì huống chi Thiên Chúa công chính lại không sẵn sàng nghe lời cầu khẩn của những kẻ Ngài yêu thương sao ?
Dụ ngôn này nói tới một việc đã thường xảy ra tại Pa-lét-tin.
Có hai nhân vật trong chuyện này :
1. Vị quan tòa :
Rò ràng ông không phải là một thẩm phán Do-thái. Các việc tranh chấp tầm thường xảy ra giữa người Do-thái được xử trước mặt các trưởng lão chứ không bao giờ đem đến các tòa án công cộng. Và theo luật Do-thái, nếu có vấn đề phải phân xử, thì một người không đủ để lập phiên tòa. Bao giờ cũng có ba vị quan án, một vị do bên nguyên cáo chọn, một vị do bên bị cáo chọn, và một vị khác được chỉ định cách độc lập. Vị quan tòa trong chuyện này là một trong những quan tòa ăn lương được bổ nhiệm hoặc bởi vua Hê-rô-đê hoặc bởi người La-mã. Các vị này nổi tiếng tham ô. Trừ khi bên bị cáo có thế lực và tiền bạc đút lót cho sự việc đi tới kết thúc, còn thì người ta không hy vọng gì được quan tòa xét xử cho. Thiên hạ đồn rằng các vị này sẵn lòng khiến công lý thành “công lý” chỉ vì một đĩa thịt. Dân chúng còn mỉa mai họ bằng cách chơi chữ ; họ chính thức được gọi là quan tòa đoàn phạt, nhưng quần chúng gọi là quan tòa ăn cướp.
2. Bà góa này tượng trưng cho hết thảy những người nghèo nàn, cô thế, cô thân.
Dĩ nhiên, vì không có tiền bạc, bà ta chẳng hy vọng gì được xét theo lẽ công bình bởi một quan toà như vậy. Nhưng bà ta có khí giới của sự kiên trì. Rất có thể, điều mà quan tòa này sợ là một loại bạo lực nào đó. từ được dịch là quấy rầy có nghĩa : “kẻo nó làm cho mắt ta tối đen.” Chúng ta có thể tối mắt bằng hai cách : hoặc bằng giấc ngủ hoặc do một cú đấm ! Dù sao, cuối cùng sự kiên trì của bà ta đã thắng. Dụ ngôn này cũng giống dụ ngôn về người bạn lúc nửa đêm … Dụ ngôn không có ý ví sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính, nhưng sánh ngược lại với con người như thế, Chúa Giê-su có ý nói : “Thẩm phán bất chính còn như thế, lẽ nào Thiên Chúa không xem xét bênh vực những đứa con yêu ngày đêm kêu xin Ngài sao ? Chắc chắn Ngài sẽ vội vàng cứu giúp họ.”
Chúng ta hãy nghe lời Đức Gio-an Phao-lô II nhắn nhủ giới trẻ về cầu nguyện dựa vào chính lời Chúa Giê-su bảo “phải cầu nguyện luôn đừng nản chí.” Tại sao chúng ta phải cầu nguyện ?
1. Chúng ta phải cầu nguyện, trước hết, là vì chúng ta là tín hữu :
Thật vậy, cầu nguyện là vì nhận biết những giới hạn và lệ thuộc của chúng ta : chúng ta đến từ Chúa, chúng ta sống nhờ Chúa, và chúng ta sẽ trở về với Chúa. Do đó, chúng ta phải trao phó chúng ta cho Người, là Đấng Tạo dựng và Cứu Chúa của chúng ta, với một lòng tín thác trọn vẹn … Trước hết cầu nguyện là một hành vi hiểu biết, tâm tình khiêm tốn và biết ơn, một thái độ tin yêu phó thác nới Đấng vì yêu thương đã ban cho chúng ta sự sống. Cầu nguyện là một cuộc đối thoại nhiệm màu, nhưng có thực, với Thiên Chúa, một cuộc đối thoại diễn ra trong tin cậy và yêu mến.
2. Vì là ki-tô hữu, nên chúng ta còn phải cầu nguyện như ki-tô hữu nữa :
Thật vậy, đối với ki-tô hữu, việc cầu nguyện mang một sắc thái đặc thù là thay đổi bản chất và giá trị của cầu nguyện. Ki-tô hữu là môn đệ của Đức Giê-su, là người tin nhận Đức Giê-su là Ngôi Lời nhập thể, là con Thiên Chúa xuống trần giữa loài người chúng ta. Với tư cách là một người, cuộc đời của Đức Giê-su là đời cầu nguyện liên lỷ, một hành vi liên tục kính thờ và yêu mến Cha, và rồi cao điểm của cầu nguyện là hiến tế thập giá, tiên báo qua bữa Tiệc Thánh cuối cùng trong nhà Tiệc Ly và truyền lại qua các thế hệ bằng thánh lễ. Thế nên, người ki-tô hữu biết lời cầu nguyện của mình là Chúa Giê-su, mọi lời cầu nguyện của mình đến từ Chúa Giê-su, chính Ngài cầu nguyện trong chúng ta, với chúng ta, và cho chúng ta. Tất cả những ai tin vào Thiên Chúa đều cầu nguyện, những người ki-tô hữu cầu nguyện trong Chúa Ki-tô : Chúa Ki-tô là lời cầu nguyện của chúng ta ! …
3. Cuối cùng, chúng ta phải cầu nguyện vì chúng ta yếu đuối và tội lỗi.
Cần phải khiêm tốn và thành thật nhận thức rằng chúng ta là những tạo vật hèn kém, với những ý nghĩ mơ hồ, hay thay đổi và yếu đuối, luôn cần nhận được nâng đỡ và an ủi. Cầu nguyện ban sức mạnh để theo đuổi các lý tưởng cao cả, gìn giữ đức tin, cậy, mến, trong sạch, quảng đại ; cầu nguyện mang lại can đảm để thoát khỏi tình trạng ù lỳ, và dần dần nếu chẳng may đã nhường bước cho cám dỗ và yếu đuối ; cầu nguyện soi sáng để thấy và thẩm định các biến cố đời sống riêng tư mình và cả lịch sử trong viễn tượng cứu độ của Thiên Chúa và của đời đời. Thế nên, đừng bao giờ các con bỏ cầu nguyện ! Đừng để một ngày nào qua đi mà chúng con không cầu nguyện một ít.”
Cầu nguyện là một bổn phận, nhưng cũng là một niềm vui lớn ! vì đó là cuộc đối thoại với Thiên Chúa qua Chúa Giê-su Ki-tô. Kiên trì lễ ngày Chúa nhật, và nếu có thể dự lễ nhiều lần trong tuần, cầu nguyện sáng chiều, và những lúc thuận tiện !”
Dụ ngôn này Chúa dạy liên hệ trực tiếp đến việc trở lại của Ngài. Do đó, không phải chỉ khuyến khích cầu nguyện tổng quát, mà đặc biệt là sự đến và đặc biệt hơn là ân huệ do đó mà ra. Tuy nhiên sức mạnh của dụ ngôn là kể lại cho Hội Thánh sự yếu đuối và cô đơn, và Hội Thánh trong khoảng thời gian từ lúc Chúa chịu đóng đinh cho đến khi Người trở lại. Chúa Giê-su vừa mô tả tình trạng của thế giới lúc Ngài trở lại. Ngài đã chụp hình thái độ vô tình, lơ là và miệt mài những chuyện trần tục, rồi bây giờ Ngài muốn thúc giục kẻ theo Ngài hãy kiên nhẫn và hướng lòng về Ngài trong cầu nguyện.
Sau khi kể xong thí dụ, Chúa hỏi một câu đượm vẻ đau buồn : “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa không ?” Có còn những kẻ thật lòng tin Đấng Ki-tô, yêu Ngài và trông đợi sự trở lại của Ngài ? Câu hỏi đó chính là lời cảnh cáo long trọng về hiểm họa tinh thần thế tục và vô tín sẽ thịnh hành. Chúng ta không nên tuyệt vọng bi quan, Hội Thánh lúc nào cũng có kẻ thù, Hội Thánh luôn luôn canh giữ ảnh hưởng của thế tục đang vây quanh. Chúa Giê-su đã dạy ta kiên trì cầu nguyện để đứng vững trong niềm tin ; mà tin và cầu nguyện liên kết mật thiết với nhau. Thánh Âu-tinh phát biểu : “Chúng ta tin để cầu nguyện, và để niềm tin và với niềm tin đó chúng ta cầu nguyện khỏi chao đảo, chúng ta cầu nguyện. Niềm tin làm phát sinh cầu nguyện, và cầu nguyện một khi đã phát sinh sẽ đem lại chắc chắn trong niềm tin.”
Xh 17,8-13
Trận chiến nổ ra giữa dân Amalec và dân Israen là do Amalec tấn công gây chiến trước. Cây gậy của Chúa trong tay Mosê đóng vai trò tượng trưng ban chiến thắng cho dân Israen. Khi Mose giơ cây gậy lên, Giosuê và đạo quân Israen thắng quân Amalec. Sự cố này xảy ra ngay sau khi họ ra khỏi Ai cập. Qua việc nàyChúa chúng tỏ Ngài có thùa khả năng đáp ứng nhu cầu của Israen
2Tim 3,14-4,2
Phaolô kêu gọi Timôtê hãy tiếp tục trung thành với tất cả những lời dạy dỗ mà ông dã nhận.Theo bên mẹ, Phaolô là người Do thái, mặc dầu cha của ông là người Hi lạp (Cv 16,1), rõ ràng mẹ của Timôtê đã nuôi dưỡng giáo dục ông. Đối với người Do thái, việc huấn luyện dạy dỗ con cái về luật pháp ngay từ lúc còn thơ ấu là một sự vinh hiển.Họ nói rằng con cái họ đã học luật pháp ngay từ lúc còn bọc trong khăn và chúng uống luật pháp với sữa mẹ. Họ tuyên bố rằng luật pháp được ấn chứng vào trong lòng và trí đứa trẻ Do thái đến nỗi nó có thể quên tên của mình dễ hơn quên luật pháp. Như vậy từ lúc còn bé thơ, Timôtê đã biết lời của Thiên Chúa. Chúng ta cần nhớ rằng Kinh thánh mà Phaolô đang đề cập ở đây là Kinh thánh Cựu Ước, vì lúc bấy giờ Tân ước chưa thành hình.Nếu Phaolô công bố Cựu Ước là thật thì những lời quí báu của Tân Ước lại càng thật hơn.
Chúng ta cần ghi nhận rằng Phaolô đã nói rất rõ, ông nói “cả Kinh thánh đều được Thiên Chúa soi dẫn”. Người Trí Huệ có những quyển sách rất hay, người tà giáo sáng tác sách vở để phổ biến các lý thuyết của họ. Phaolô xem những sách này là những sản phẩm của con người, nhưng hững sách quan trọng cho linh hồn con người à những sách được Thiên Chúa soi dẫn, trong đó truyền thống, kinh nghiệm của con ngừơi đã được thánh hóa. Chúng ta hãy xem Phaolô nói gì về sự hữu dụng của Kinh thánh:
1. Phaolô nói rằng Kinh thánh đem lại sự khôn ngoan để được cứu rỗi.
A.M.Chirgwin trong quyển “Kinh thánh đối với việc truyền giáo thế giới” thuật câu chuyện một nữ tu coi sóc trong một bệnh viện nhi đồng ở Anh quốc. Nữ tu này cho rằng cuộc đời thật chán ngán và vô nghĩa. Cô đã tìm tòi hết sách này đến sách kia, nghiên cứu triết học này đến triết học khác, trong cố gắng tìm cho được sự thỏa lòng. Cô chưa bao giờ thử đọc Kinh thánh vì một người bạn đã dùng lý luận hay ho làm cho cô tin rằng Kinh thánh không thật và không thể là thật. Một ngày kia có một người khách đến viếng bệnh viện và để lại một số sách Phúc âm.Nữ tu này được khuyên đọc sách Phúc âm Gioan. Đọc xong cô tuyên bố: “nó chiếu rọi và sáng lòa chân lý, khiến cả con người tôi thuận phục. Những lời đã đưa tôi đến quyết định cuối cùng được ghi trong 18,37: ‘Ta sinh ra và đến thế gian này nhằm mục đích nói lên chân lý. Ai yêu chân lý thì nghe Ta’. Vì thế tôi đã nghe theo tiếng đó, đã được nghe chân lý và tìm được Cứu Chúa của tôi”. Kinh thánh vẫn tiếp tục mở lối cho con người đến với Thiên Chúa. Nói cách thật đơn giản rằng không một ai tìm kiếm chân lý lại có quyền xao lãng việc đọc Kinh thánh. Một quyển sách được ghi chép với những lời lẽ như Kinh thánh không thể bị xem thường, ngay cả những người chưa tin nếu không tìm đọc Kinh thánh cũng bị xem là thiếu khôn ngoan. Nếu họ chịu đọc Kinh thánh thì nhựng sự việc rất lạ lùng có thể xảy ra, vì trong đó có sự khôn ngoan dẫn đên sự cứu rỗi mà những sách khác không có.
2. Kinh thánh có ích cho dự dạy dỗ.
Một sự thật giản dị là chỉ trong Tân Ước, chúng ta mới có được hình ảnh của Chúa Giêsu, những dữ kiện về cuộc sống Ngài và những lời ghi chép về sự dạy dỗ của Ngài. Chính vì nguyên do này mà dù người ta có bàn luận gì về cả những phần còn lại của Kinh thánh đi nữa, thì Hội thánh cũng không thể tồn tại nếu không có các sách Phúc âm. Chúng ta thường nói và nhấn mạnh rằng Kitô giáo không thiết lập trên một quyển sách nhưng trên một thân vị sống, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng vấn đề tồn tại vẫn là chỉ có một chỗ duy nhất trong cả thế giới, chúng ta có thể tìm được tài liệu đầu tay về thân vị đó và về sự dạy dỗ của Ngài, ấy là Tân Ước. Chính vì vậy mà nếu Hội thánh không có lớp Kinh thánh, thì Hội thánh đã thiếu mất một yếu tố tinh túy.
3. Kinh thánh rất có giá trị trong việc sửa trị.
Điều này không có nghĩa là Kinh thánh rất có giá trị trong việc tìm lầm lỗi, mà có nghĩa là Kinh thánh có giá trị trong việc thuyết phục con người về những lầm lỗi trong cách sống của mình và chỉ cho người thấy con đường đúng. A,M. Chirgwin đã ghi lại nhiều chuyện kể về thế nào Kinh thánh đã tình cờ lọt vào tay một số người nào đó và đã thay đổi cuộc sống của họ.
Tại Brasil, Signor Antonio ở Minas đã mua một quyển Tân Ước định đem về đốt. Khi về nhà, thấy lửa đã tắt, ông liền nhúm lửa lên, quăng quyển Tân Ước vào, nhưng nó không cháy. Ông xé các trang sách ra để đốt cho dễ cháy hơn. Kinh thánh được mở ra đúng vào “bài giảng trên núi”. Ông liếc nhìn vào đó trong lúc đưa vào ngọn lửa. Tâm trí ông bị thu hút, ông giữ những tranh Kinh thánh đó lại và ông tiếp tục đọc, quên cả thì giờ, đọc thâu đêm, cho đến lúc gần sáng, ông đứng lên và tuyên bố rằng “tôi tin”.
Vicente Quiroga ở Chile đã tìm được một vài trang Kinh thánh bị ngọn sóng lớn đánh giạt vào bờ sau một cơn động đất. Ông ta cầm lên đọc, ông không bao giờ an nghỉ cho đến khi tìm đọc hết những phân còn lại của Kinh thánh. Chẳng những ông trở nên Kitô hữu mà cũng dâng phần còn lại của cuộc sống vào việc phân phát Kinh thánh trong những làng mạc bị quên lãng ở miền Bắc Chile.
Một người phân phối Kinh thánh bị một tên cườp chĩa súng bắt vào một đêm tối trong rừng ở Sicily, tên cướp ra lệnh cho ông nhúm một đống lửa để đốt các sách ông đang mang theo. Ông vâng lời nhúm lửa rồi hỏi xem ông có thể đọc một ít trong mỗi quyển sách trước khi bỏ chúng vào lửa không. Đước chấp thuận, ông lấy Thánh vịnh ra và đọc Tv 23, sau đó ông mở Phúc âm Luca và đọc đoạn nói về người Samaritanô nhân lành, tiếp theo, ông lấy Phúc âm Mathêu và đọc Bài giảng trên núi, ông cũng đọc thêm 1Cr 13 nữa. Sau mỗi lần đọc một quyển, một tên cướp nói: “đó là một quyển sách tốt, chúng ta không đốt sách đó, đưa nó cho tôi”. Cuối cùng không một quyển nào bị đốt cả. Tên cướp bỏ người phân phối Kinh thánh lại rồi đem theo những quyển sách biến dạng vào đêm tối. Nhiều năm về sau, người ta gặp lại người ăn cứơp đó , nhưng lần này anh ta là một mục sư, chỉ do đọc những quyển sách này mà cuối cùng anh ta được thay đổi.
Thật không thể nghi ngờ và không thể lý luận gì về quyền năng của Kinh thánh có thể thuyết phục con người về các lầm lỗi và giúp con người tin vào quyền năng của Chúa Cứu thế.
4. Kinh thánh có công dụng sửa đổi.
Ý nghĩa chính của điều này là tất cả mọi học thuyết, mọi thần học, mọi sự dạy dỗ luân lý cần phải được thử nghiệm dưới sự dạy dỗ của Kinh thánh. Nếu chúng ta đi ngược lại với Kinh thánh thì cần phải loại bỏ. Chúng ta có bổn phận phải dùng trí năng đào sâu khả năng suy nghĩ của mình, nhưng sự thử nghiệm phải luôn luôn thích hợp với sự dạy dỗ của Chúa Kitô, như Kinh thánh đã trình bày cho chúng ta.
5. Điểm cuôi cùng mà Phaolô nêu lên là sự học hỏi Kinh thánh có tác dụng dạy người trong sự công chính cho đến lúc được trang bị để thực hiện mọi công việc lành.
Đây là một lời kết luận rất đặc biệt. Sự học hỏi Kinh thánh không bao giờ mang tính chất ích kỷ, nó không bao giờ chỉ nhằm đem lại ích lợi riêng cho tâm hồn mình. Bất cứ sự ăn năn tin nhận nào chỉ khiến người ta suy nghĩ rằng chỉ được cứu là đủ, không cần điều chi khác thì đó không phải là sự ăn năn tin nhận thật. Nhưng người ăn năn, thay đổi thật phải học lời Kinh thánh để giúp mình trở nên hữu dụng cho Thiên Chúa và cho con người. Không có người nào thực sự được cứu nếu người ấy chưa bốc cháy với tinh thần muôn cứu người khác.
Bước vào phần cuối của bức thư, Phaolô muốn khơi động tinh thần và thách thức Timôtê trong công tác phục vụ. Để thực hiện điều này, ông nêu lên ba điều có liên quan đến Chúa Giêsu.
1. Chúa Giêsu là quan án của kẻ sống và kẻ chết.
Một ngày nào đó công tác của Timôtê sẽ bị thử nghiệm, và người thử nghiệm không phải ai khác hơn là chính Chúa Giêsu. Công việc của Kitô hữu cần phải tốt đủ, không phải để thoả mãn con người, nhưng thỏa mãn Chúa Giêsu. Người phải làm tất cả mọi công việc trong phương cách và tinh thần có thể đem nó hiến dâng cho Chúa Giêsu. Người không quan tâm đến sự phê bình hay đoán xét của người ta. Nhưng điều người luôn luôn mong muốn là lời khen “được lắm” của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta làm việc với tinh thần này trong Hội thánh cũng như ngoài thế gian thì sự thay đổi trong cuộc sống sẽ lớn lao không thể đo lường được. Nó sẽ giúp chúng ta tránh khỏi tinh thần nhạy giận, dễ xúc động trước những lời phê phán của loài người, nó giúp chúng ta tránh được tinh thần tự xem mình là quan trọng, tinh thần đưa đến việc chú trọng đến quyền lợi và danh dự cá nhân, nó giúp chúng ta thoát khỏi tụ xem mình là tâm điểm, tinh thần chú trọng đến việc đòi hỏi sự cảm tạ và khen ngợi của con người cho tất cả mọi công việc, nó giúp chúng ta khỏi sự bội bực, đau lòng bởi sự vô ơn của con người.
2. Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng trở về.
Phaolô nói “ta long trọng khuyên con nhân danh sự quang lâm của Ngài”. Chữ được dùng ở đây là epiphaneia. Chữ này được dùng theo hai nghĩa đặc biệt. Nó được dùng để bày tỏ sư hiển hiện của một vị thần nào để can thiệp vào vấn đề gì, và nó cũng được dùng với một liên hệ đặc biệt với hoàng đế La mã. Ngày đăng quang của hoàng đế được gọi là epiphaneia, và trong trường họp đặc biệt nó được dùng để chỉ việc thăm viếng của hoàng đế trong bất cử tỉnh hay thành phố nào. Có lẽ đây là bối cảnh tư tưởng của Phaolô. Sự xuất hiện của hoàng đế trong bất cứ nơi nào chính là epiphaneia của vị này, dĩ nhiên là khi hoàng đế dự định đến thăm nơi nào thì tất cả mọi sự đều được sắp đặt trong một trật tự hoàn hảo. Đường sá được quét dọn, trang trí đẹp đẽ, tất cả mọi công trình đều rất hợp thời. Thành phố được dọn dẹp sạch sẽ và trưng bày để thích hợp với epiphaneia của hoàng đế. Vì vậy Phaolô nói với Timôtê rằng “con biết điều gì xảy ra khi thành phố chuẩn bị nghinh đón epiphaneia của hoàng đế rồi, con hiện đang chuẩn bị nghinh đón epiphaneia của Chúa Cứu thế Giêsu. Hãy làm công việc thế nào để tất cả mọi sự đều sẵn sàng cho sự hiện đến của Ngài bất cứ lúc nào”. Kitô hữu cần phải chuẩn bị đời sống cách trật tự để bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng cho sự hiện đến của Chúa Kitô.
3. Chúa Giêsu là Vua.
Phaolô khuyên giục Timôtê phực vụ, hành động bằng cách nhớ đến vương quốc của Chúa Cứu thế. Một ngày hầu đến các vương quốc của thế gian sẽ trở nên vương quốc của Chúa, vì thế Phaolô nói với Timotê rằng: “Hãy sống và phục vụ thế nào để tên con được ghi ở vị trí cao trong danh sách những công dân thiên quốc khi vương quốc của Thiên Chúa xuất hiện”. Công việc của chúng ta cần phải làm như thế nào để có thể đứng trước sự dò xét của Chúa Giêsu. Cuộc sống chúng ta cần phải thế nào để có thể sẵn sàng nghinh đón sự hiện ra của vị Vua. Sự phục vụ của chúng ta phải như thế nào để có thể bày tỏ được sự thực hữu về quyền công dân thiên quốc của chúng ta.
Sau đó Phaolô nói rõ bổn phận của người truyền đạo và rao giảng Phúc âm :
1. Ông phải thi hành cấp bách. Sứ điệp ông đang mang có liên quan mật thiết đến vấn đề sống chết, vậy nên phải rao truyền sứ điệp cách cấp bách. Những giáo sư thật sự chuyển sứ điệp đến thẳng lòng người là những người công bố sứ điệp với thất cả nhiệt thành trong lời nói.
Spurgeon – nhà giảng thuyết nổi tiếng- rất ca ngợi Martineau , là người thuộc giáo phái Unitarian, chối bỏ thần tánh của Chúa Kitô. Có người nói với Spurgeon rằng: “làm sao ông có thể ca ngợi Martineau khi ông không ti những gì Martineau giảng?. Ông trả lời: “Không, tôi không tin, nhưng nhìn cách rao giảng nồng nhiệt của ông ta thì biết rõ ông tin quyết vào điều mình rao giảng”. Khirao giảng với giọng cấp bách và nhiệt thành thì ngườinghe sẽ bị thuyết phục ngay. Ngày nay, người ta thừong dùng từ “chia lửa” để nói về một người muốn chuyển thông sứ điệp mà lòng mình hằng ôm âp .
2. Ông phải kiên trì. Ông phải rao báo Chúa Cứu thế “dù gặp thời hay không gặp thời”. Một người đã nói: “hãy bắt lấy hay tạo ra dịp tiện của bạn”. Theodore thường nói: “Kitô hữu phải kể tất cả mọi lúc là dịp tiện để nói về Chúa Giêsu”.
Người ta nói về George Marrison ở Wellinton rằng bất cứ khi nào bắt đầu câu chuyện, ông đều nói thẳng một mạch về Chúa Cứu thế và điều này không có nghĩa là chúng ta không chọn lúc để nói vì trong sự rao giảng Phúc âm cũng có lịch sự như trong các lãnh vực giao thiệp khác của con người. Nhưng nó có nghĩa là chúng ta không nên xấu hổ trong việc nói cho người khác về Chúa Cứu Thế Giêsu.
3. Ông phải khuyên bảo. Ông phải làm cho tội nhân ý thức được tội lỗi mình. Walter Bagehot đã có lần nói “con dường để tiến tới sự toàn hảo nằm trong những chuỗi chán nản, bất mãn”. Bằng cách này hay bằng cách khác, tội nhân cần phải đến chỗ chán nản, bất mãn chính mình và tội lỗi của mình. Epictetus vẽ ra sự khác biệt giữa triết gia giả, người thích mưu cầu danh vọng, và triết gia thật, người mưu cầu lơi ích cho những người nghe. Triết gia giả nói với người nghe rằng, ông ta là người rất có khả năng, rất thành khẩn và chân thật. Ông ta ba hoa tâng bốc để cho chính mình được lợi. Nhưng lời của triết gia chân chính là: “tôi mới anh đến đây để nói rằng anh đi trong đường xấu”. Ông nói: “bài thuyết trình của vị triết gia là một cuộc giải phẫu, khi bạn ra về, bạn sẽ không cảm thây sung sứơng mà là đau đớn”. Alcibiades là một người thông thái ở Athen, nhưng là một người hư hỏng, ông thường nói với Socrates rằng: “Socrates ơi, tôi rất ghét ông vò mỗi lần gặp ông, ông luôn luôn làm cho tôi thấy chính con ngươi của tôi”. Điều quan hệ thứ nhất là buộc con người thấy được chính mình.
4. Ông phải khiển trách. Trong những ngày quan trọng của Hội Thánh, đã vang lên những tiếng can trường và do đó nhiều điều phi thường đã xảy ra. E.F. Brown thuật lại một sự việc xảy ra từ Ấn độ. Có một thanh niên qúi tộc trong đoàn tùy tùng của vị khâm sai ở Calcutta, một người nổi tiếng trác táng và xấu xa. Một ngày nọ, vị giám mục Wilson, áo mão chỉnh tề, lái xe đến tòa nhà chính phủ và nói vói với quan khâm sai rằng: “thưa Ngài, nếu ông kia không rời khỏi Calcutta trước Chúa nhật, tôi sẽ tố giác ông ấy tại tòa giảng ở giáo đừơng”. Chàng qúi tộc trẻ tuổi đó đã rời khỏi chỗ này trước Chúa nhật.
Ambrôsiô ở Milan là bạn thân của hoàng đế Theodosius, một Kitô hữu nhưng cũng là một người hung bạo và co một tình khí không kềm hãm được. Vị giám mục không ngần ngại cho hoàng thượng sự thật. Ông nhấn mạnh rằng “ai dám nói cho hoàng thượng sự thật nếu một tu sĩ không dám nói?”. Theodosius đã bổ nhiệm một bạn thân của ông là Botherich làm tổng đốc Têsalonica, Bothrich là một tổng đốc tốt, ông đã tống giam một kỵ sĩ danh tiếng bởi một hành vi không tốt đẹp. Nhưng người kỵ sĩ này rất được ngưỡng mộ, vì thế dân chúng nổi lọan và giết Botherich. Theodosius giận dữ phát điên. Ambrosiô kêu nài hoàng đế nên cân nhắc kỹ các hình phạt, nhưng Rufinus, vị quan phụ trách ngoại giao đã đổ thêm dầu vào lửa giận, nên Theodosius ra lệnh mở cuộc tàn sát để trả thù tại Tesalonica. Sau đó ông ra lệnh rút lại lệnh tàn sát, nhưng quá trễ, lệnh mới không đến nơi kịp thời. Nhà hát tại Tesalonica đầy nghẹt nguời, các cửa đều đóng kín, lính của nhà vua đi tới đi lui, giết đàn ông, đàn bà , trẻ con suốt ba tiếng đồng hồ. Số người bị giết trên bảy ngàn. Tin về cuộc tàn sát bay về Milan. Theodosius đến nhà thờ vào buổi lễ Chúa nhật sau đó, nhưng Ambrosiô từ chối không cho phép vua vào. Vua van nài sự tha thứ. Tám tháng trôi qua, hoàng đế lại đến nhà thờ, nhưng Đức giám mục vẫn không cho phép hoàng đế vào. Cuối cùng hoàng đế La mã phải nằm phục xuống dưới đất với lòng thống hối trước khi được phép trở lại thờ phượng trong đền thờ. Trong những ngày quan trọng, Hội thánh không sợ hãi khi phải thực hiện việc quở trách.
Trong sự tương giao riêng giữa chúng ta, một lời cảnh cáo hoặc quở trách thường giải cứu một anh em khỏi vô số tội lỗi và đổ vỡ. Nhưng như một nguời đã nói: “lời nói của chúng ta phải luôn luôn được thực hiện trong tinh thần anh em sửa sai cho hau”. Nó phải luôn luôn được nói với ý thức rằng mọi người đều có lúc lỗi lầm. Ấy không phải vị trí của chúng ta cho phép chúng ta trở thành quan tòa đạo đức cho bất cứ ai, nhưng bổn phận chúng ta là phải nói lên lời cảnh cáo khi cần.
Ông có nhiệm vụ khích lệ (nài khuyên). Đây là mặt khác của vấn đề. Nếu chỉ có quở trách và chỉ ra tội lỗi mà thôi thì sẽ đưa con người đến chỗ chán chường, không còn tâm chí, không còn hi vọng. Ngoài việc bị quở trách ra, con người cũng cần nhận được sự khích lệ.
Xa hơn nữa, bổn phận chỉ tỏ tội lỗi, quở trách và khích lệ cần phải được thực hiện với sự nhịn nhục, không mệt mỏi. Từ được dùng ở đây là makrothumia, diễn tả một tinh thần không bao giờ tức tối, không bao giờ khó chịu, không bao giờ mệt mỏi chán nản, và không bao giờ xem bất cứ người nào là ở ngoài sự cứu rỗi. Kitô hữu kiên nhẫn tin nơi con người vì nguời tin tuyệt đối vào quyền năng biến cải của Chúa Cứu thế Giêsu.