Suy niệm Lời Chúa CN 26 Thường niên C
GIỮA CHÚNG TA ĐÃ CÓ MỘT VỰC THẲM
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Đừng đào thêm vực thẳm.
Trên hành trình tiến về Giêrusalem nơi Người sẽ tự nguyện hiến mạng sống cho anh em đồng loại – Đức Giêsu bắt đầu bằng việc kể cho các môn đệ dụ ngôn người quản gia bất lương. Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, Người kết luận với lời khen tên quản gia ấy và mời gọi “con cái ánh sáng” phải biết hành động “khôn khéo” giống như “con cái đời này”: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em nào nơi ở vĩnh cửu “.
Giờ đây, Người quay sang ngỏ lời với những người Pharisêu, “vốn ham hố tiền bạc” (họ quan niệm giàu có như dấu hiệu được Thiên Chúa chúc lành) và “cười nhạo Đức Giêsu”. Trong lúc dụ ngôn trước dạy cho chúng ta biết cách sử dụng của cải trần gian sao cho đúng, thì dụ ngôn sau trình bày mặt trái, qua câu chuyện về một người đã sử dụng của cải mình. có cách sai lầm. Đây là dụ ngôn của riêng Luca, gồm ba cảnh. Mở màn, hai nhân vật xuất hiện: một giàu, một nghèo.
Người thứ nhất, mặc dù là nhân vật chính, lại không được nêu tên: “một viên phú hộ kia”, thế thôi; nghĩa là mỗi người đều có thể nhận ra chính mình nơi ông. Kẻ thứ hai thì lại có một cái tên gọi – chuyện hy hữu trong tất cả những dụ ngôn của Đức Giêsu – và là một cái tên có nghĩa biểu tượng: “Ladarô”, có gốc từ chữ “Ê-lê-a-da”, nghĩa là “Thiên Chúa phù trợ”.
Không chỗ nào nói Ladarô là một con người nhân đức; anh chỉ được giới thiệu là “một người nghèo”, “người nghèo” nói chung, không ai thấy không ai nghe. Cũng vậy, không một chỗ nào nói rằng viên phú hộ kia là một kẻ “ác ôn”, rằng ông đã vơ vét của cải một cách mờ ám, rằng ông đã chiếm đoạt, đã bóc lột một cách bất chính, đã lợi dụng hay ngược đãi Ladarô. Dụ ngôn trong Tin Mừng chỉ lưu ý chúng ta ở chỗ ông đã không ngó ngàng gì tới “người nghèo khó nằm trước cổng nhà mình”, thế thôi ở đây chúng ta chứng kiến cảnh trái ngược trớ trêu của hai thế giới sát bên nhau. Một bên là thế giới cực kỳ xa hoa dư thừa, với viên phú hộ “mặc lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”. Bên kia là thế giới thiếu thốn đến thảm hại của người nghèo khó, “nằm trước cổng, mụn nhọt đầy mình”, “thèm được những thứ trên bàn ăn của viên phú hộ rơi xuống mà ăn cho no cũng chẳng được”; chỉ có mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Giữa hai thế giới đó, chỉ có một “ngưỡng cửa”, một ranh giới, ngày càng được đào sâu một cách vô hình, được nới rộng cho tới một lúc tấm màn của cảnh một được buông xuống với cái chết đồng thời của cả hai nhân vật: “Thế rồi người nghèo nàn chết… ông nhà giàu kia cũng chết”
2. Một vực thẳm không thể vượt qua
Cảnh hai cho thấy cả hai nhân vật của chúng ta ở thế giới bên kia. Cái chết thay vì làm cho họ xích gần lại với nhau, lại làm cho khoảng cách giữa họ trở thành vĩnh viễn. Sự thật cho thấy từ nay tình thế của họ đã hoàn toàn đảo ngược. Ladarô, kẻ ăn xin xưa kia trên trần gian, nay đã được thiên thần đem vào lòng ông Abraham, hưởng vinh phúc vô tận. Còn viên phú hộ thì trái lại, trước đây hưởng thụ giàu sang, chẳng đoái hoài gì đến người nghèo nằm trước cửa nhà mình nay phải ở “dưới âm phủ, đang chịu cực hình”. Ông năn nỉ tổ phụ Abraham sai Ladarô – ông nêu rõ tên, cái tên mà ông chẳng thèm biết tới khi còn sống trên đời – “nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát”.
Muộn quá rồi. Cuộc chơi đã mãn! Cả Abraham lẫn Ladarô chẳng ai làm được gì cho ông nữa. Một cách vô thức, ông đã từng bước đào sâu thêm, giữa sự giàu có ích kỷ của mình và cái khốn cùng của người nghèo trước cửa nhà một “vực thẳm” mà rốt cùng cái chết đã làm cho trở thành vĩnh viễn không thể vượt qua. Thua xa sự “khôn khéo” của người quản gia bất lương của Chúa nhật vừa qua, ông đã không biết “làm bạn” với Ladarô, để được anh “đón rước vào nơi ở vĩnh cửu”.
Theo nhận định của H. Cousin: “Vực thẳm” chia cách giữa những người đang được hưởng hạnh phúc quanh Abraham và những kẻ phải chịu cực hình dưới âm phủ, thực ra chỉ là sự nối dài của vực thẳm đã được đào sâu giữa cổng nhà nơi Ladarô đã nằm và bàn tiệc cao lương mỹ vị, mà suốt đời viên phú hộ kia đã chẳng làm gì để lấp cho đầy
3. Hãy nghe lời Chúa đừng chần chừ nữa.
Câu chuyện lại chợt bừng lên với lời năn nỉ của ông phú hộ xin cho năm người anh em còn sống trên trần.
Họ có thể cũng đang rơi vào thói ăn chơi hưởng thụ, không quan tâm gì tới người nghèo đang nằm trước cửa nhà mình. Cả bọn năm người họ cũng đang lơ lửng trước tai hoạ nếu không có ai đó cảnh báo cho biết. “Xin tổ phụ sai anh Ladarô, ông nài xin, đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này”. Bởi nếu có sự can thiệp của ai đó “từ cõi chết” hiện về với họ, “thì họ sẽ ăn năn sám hối”. Ao tưởng thôi – câu trả lời cho ông – nếu nghĩ rằng chỉ cần có ngươi từ cõi chết hiện về là họ sẽ chịu nghe, nếu “Môsê và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe”: Luật Môsê và các Ngôn sứ đã chẳng từng dạy về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho đúng ư’? Các ngài đã chẳng khuyên phải bác ái đối với người nghèo, chia cơm, sẻ áo với kẻ đói khát, niềm nở đối với khách lạ, đón tiếp kẻ bất hạnh sao? Sách Đệ Nhị Luật (15,7-11) truyền dạy: “Nếu giữa anh em có một người nghèo, thì anh em lòng có lòng chai dạ đá cũng đừng bo bo giữ không giúp người anh em: Hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong niềm đất của anh em”. Và cả các Thánh vịnh cũng đã chẳng không ngừng lặp đi lặp lại rằng mọi kẻ nghèo khó, thấp cổ bé miệng, bị áp bức, bị bóc lột, đói khát, đều là những người bạn nghĩa thiết của Thiên Chúa sao? (xem Tv 112 Chúa nhật trước và Tv 145 hôm nay)
Bài học đã quá rõ. Nó được gởi đến tất cả những ai đang có nguy cơ bị tiền của làm cho điếc tai, mù mắt. Mong sao đừng chờ cho đến khi có một biến cố nào đó lay động, buộc họ phải quyết định. Tốt hơn hãy coi Lời Chúa cảnh báo hôm nay là nghiêm trọng. Đừng chậm trễ. Chậm trễ biết đâu sẽ muộn màng. H. Cousin kết luận: “Đại diện cho lối suy nghĩ khá phổ biến trong thế giới hôm nay viên phú hộ tưởng tượng rằng một phép lạ sẽ làm được cái mà Kinh Thánh làm không được. Lầm to! Một phép lạ, cho dù là phép lạ người chết sống lại, cũng không thể thay lòng đổi dạ được những kẻ cứng lòng không đón nhận sứ điệp của Lề Luật và các Ngôn sứ với lòng tin. Người trong Hội Thánh, từng tuyên xưng Đức Giêsu chết và sống lại, cũng tồn tại một điều như thế. Biết bao phen chính chúng ta chẳng mơ tưởng giả như được chứng kiến phép lạ Chúa Phục sinh hiện ra, chắc chắn mình sẽ lo ăn năn sửa đổi đời sống. Trong lúc Tin Mừng đang có đó, ngày cũng như đêm, trong tầm tay chúng ta!. Chỉ khi biết lắng nghe Lời Chúa, con người mới có thể hoán cải. Đó chính là sứ điệp lưu truyền lâu đời có sẵn tại trung tâm Lề Luật là các Ngôn sứ.
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Sức mạnh của Tin Mừng.
“Không mệt mỏi, Đức Giêsu nhiều lần dề cập đến sự đảo lộn những giá trị khi Nước Thiên Chúa đến. Trong thực tế, Người đã lừng vấp phải sự cứng lòng của những người Pharisêu, thánh Luca nói, họ vốn “ham hố tiền bạc là… cười nhạo Đức Giêsu”. Họ như một bức tường trơ trơ do cái vẻ công chính bề ngoài dưới mắt thiên hạ. Họ không muốn để mình bị lay động. Đức Giêsu cảnh cáo họ: “Thiên Chúa biết lòng các ông”. Không phải tất cả những gì người đời ái mộ, khâm phục đều thực sự có giá trị. Chỉ có đôi mắt của Thiên Chúa mới thấu suốt được giá trị đích thực của mọi vật. Ngay cả Lề Luật, vững bền như “đất trời” vì là Lề Luật của Thiên Chúa, cũng không thể là cái cớ được đưa ra để khước từ Tin Mừng của Nước Trời: vượt qua cả Lề Luật là sức mạnh của Nước Trời, đòi con người phải đấu tranh với bản thân để phá vỡ cái vỏ bên ngoài giam hãm cái tâm tốt lành trong mỗi người.
Đức Giêsu còn dùng một dụ ngôn nữa để diễn tả sự đáo ngược tình thế mà tin Mừng nước trời đến loan báo: số phận của viên phú hộ và anh Ladarô là một minh hoạ. Viên phú hộ, xưa kia sống xa hoa hưởng thụ, nay bị đày xuống âm phủ. Anh Ladarô, xưa bị quên lãng, khinh thường, nay được đem vào lòng Abraham. Tình thế đà hoàn toàn lật ngược, vô phương kêu trách. Và Đức Giêsu nhấn mạnh: phải lo tỉnh ngộ sớm. Sẽ chẳng có dấu hiệu phi thường nào, chẳng có một ai từ cõi chết hiện về để đánh thức chúng ta khỏi cơn mê. “Chúng ta có Môsê va các Ngôn sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó!”. Chúng ta còn có hơn nữa: Tin Mừng của chính Đức Giêsu. Tuy nhiên, giống như những người Pharisêu xưa, chúng ta khó tránh được thói nô lệ vẻ bề ngoài, khó lột bỏ được những mặt nạ của mình xuống và biết nhìn mọi hoàn cảnh bằng cái nhìn của Thiên Chúa chúng ta sợ sức mạnh của Tin Mừng. Cầu xin Thiên Chúa, với tất cả lòng kiên trì của Người, ra sức mở mắt cho chúng ta, ban cho chúng ta lòng dũng cảm để dấn thân vào cuộc chiến của Tin Mừng.
2. Trên những nẻo đường của tình liên đới
(G. Bouche, trong “Le ciel sur la terre”, trg 61).
Nỗi khổ đau của thế giới vẫn réo gọi chúng ta qua những hình ảnh trên ti vi, với bao hình hài con người tàn tạ, những bộ mặt thờ thẫn và ánh mắt tuyệt vọng.
Tiếng than đói khổ của nhân loại vẫn hằng ngày vọng đến chúng la qua tiếng kêu gọi không lời đáp ứng của những tổ chức nhân đạo đang xin mọi người rộng tay cứu giúp những con người đang chết lần chết mòn vì thiếu cả những nhu cầu tối thiểu, hiện đang sống không xa noi ở quá đầy đủ tiện nghi của chúng ta.
Chúng ta thường xuyên phải chứng kiến hay nghe nhắc đến cái nghèo ở khắp nơi, xa xôi hay sát bên cửa nhà chúng ta. Chúng ta cảm thấy đau lòng. Chúng ta muốn làm cái gì đó để vơi nhẹ nỗi khổ đau và lầm than. Nhưng biết làm gì đây?
Giúp tiền giúp bạc thì lại ngán nạn thất thoát ăn bớt. Trực tiếp hành động qua trung gian một ai đó chúng ta quen biết và tín nhiệm, thì lại không thấy được những nhu cầu cấp bách nhất, cũng như không giải quyết tận gốc rễ những bất hạnh.
Cống hiến một phần đời mình phục vụ trung các tổ chức liên đới và cứu trợ, mặc dù biết rằng đó chỉ là muối bỏ biển. Bênh vực những phong trào và báo chí đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hon, cũng như đấu tranh cho các dân tộc nghèo được làm chủ vận mạng của mình.
Chúng ta có bổn phận phải can thiệp để ủng hộ những người có uy tín không chịu khoanh tay đứng nhìn cảnh anh em mình đói khổ, bệnh tật, lấy cớ phải tôn trọng quyền lợi, luật pháp, công ước.
Góp tiếng nói với tất cả những ai đang đấu tranh cho một trật tự mới của thế giới, của nền kinh tế và của các quốc gia. Thành tâm cầu nguyện xin Thiên Chúa cho chúng ta biết mở rộng đôi mắt và hướng chúng ta đến một trái đất thực sự là mái ấm cho mỗi người và là nơi Thiên Chúa có thể hiện diện.
Điều nào cũng phải làm, mỗi thứ một chút! Tuỳ ơn Chúa và phương tiện của mỗi người.
Sau hết, chúng ta cần có một quan niệm về hạnh phúc phù hợp với hồng ân mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho muôn loài hơn là việc chiếm hữu cho thật nhiều của cải, chỉ làm cho chúng ta đầy ứ về vật chất nhưng khô kiệt về tâm hồn…
Phải chăng Thiên Chúa mới đúng là “người từ cõi chết” đến kêu gọi chúng ta như thế?